Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Phát triển trí não cho bé: 5 bước đơn giản mà hiệu quả từ chuyên gia

phát triển trí não cho bé
Chia sẻ

Phát triển trí não cho bé là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bố mẹ, không chỉ giúp con học tập, ghi nhớ, tư duy mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe, hành vi, cảm xúc và khả năng giao tiếp của bé. Trung tâm VMC sẽ chia sẻ với bạn 5 bước đơn giản giúp phát triển trí não cho bé một cách hiệu quả và khoa học.

Tầm quan trọng của việc phát triển trí não cho bé

Não là trung điều khiển mọi hoạt động cơ bản của cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe, hành vi, cảm xúc và khả năng giao tiếp với môi trường xung quanh.

Từ tuần thứ 3 của thai kỳ, trí não của trẻ đã bắt đầu hình thành và tiếp tục hình thành phát triển trong suốt thời kỳ thơ ấu. Trong những năm đầu đời, trí não của trẻ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài như dinh dưỡng, môi trường, trải nghiệm, giao tiếp và tình cảm.

Việc phát triển trí não cho bé ngay từ bây giờ có nhiều lợi ích như:

  • Giúp bé học tập tốt hơn: Phát triển trí não thông minh sẽ giúp bẻ có khả năng thích nghi, vận dụng các kiến thức tốt hơn. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để bé tiếp thu các môn học sau này tốt hơn.
  • Giúp bé phát huy tiềm năng: Khả năng tuy duy, sáng tạp, giải quyết vấn đề sẽ được hình thành, giúp bé tự lập hơn, có thể khám phá và phát triển các sở thích, tài năng và đam mê của mình.
  • Giúp bé nâng cao khả năng giao tiếp: Môi trường và trải nghiệm sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, đưa ra ý kiến cũng như lắng nghe và hiểu cảm xúc của người khác. Bố mẹ có thể để bé hòa nhập và xây dựng một mối quan hệ tốt với gia đình, bạn bè, xã hội.
Tầm quan trọng của việc phát triển trí não cho bé
Tầm quan trọng của việc phát triển trí não cho bé

Bước 1: Cung cấp dinh dưỡng bổ não cho bé

Não là một cơ quan “đói”, tuy nó chỉ chiếm có 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại ăn 20% năng lượng để có thể phát triển và hoạt động tốt nhất. Vậy bé muốn bổ não ăn gì:

Omega-3

Omega-3 là một axit béo không no thiết yếu, có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và vệ các tế bào thần kinh, giúp tăng khả năng tập trung, trí nhớ và học tập cho bé. Hơn nữa, Omega-3 còn có lợi cho tim mạch, mắt và da của bé.

Cá hồi là thực phẩm giàu nguồn Omega-3 nhất, ngoài ra còn có các loại cá béo cá ngừ, các trích, hạt chia, hạt lanh…

Choline

Choline có nhiều trong lòng đỏ trứngs, gan heo, sữa, đậu nành,…

Choline là vitamin thược nhóm vitamin B đóng vai trò sản xuất và truyền các tín hiệu thần kinh, giúp kích thích sự phát triển của não bộ, cải thiện nhận thức, tư duy và giải quyết vấn đề của trẻ.

Sắt

Là một loại khoáng chất thiết yếu, sắt vận chuyển oxy, giúp duy trì hoạt động của não bộ, cải thiện khả năng tập trung, học tập và phòng ngừa thiều máu ở trẻ. Các nguồn choline tốt cho bé là lòng đỏ trứng, gan heo, sữa đậu nhành,…

Kẽm

Kẽm có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động thành kinh, giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, ngôn ngữ và hành vi của trẻ. Thực phẩm cung cấp nguồn kẽm tốt nhất như thịt bò, thịt gà, hải sản, hạt hướng dương, hạt bí.

Vitamin B, C, E

Đều là những vitamin có lợi cho não bộ, vitamin B có vai trò sản xuất năng lượng, tạo máu và duy trì chức năng não bộ, vitamin C giúp cải thiện khả năng miễn dịch, hấp thụ sắt và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng ở trẻ, vitamin E giúp cải thiện khả năng nhận thức, cải thiện trí nhớ và phòng các bệnh liên quan đến não bộ.

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM 10 loại thực phẩm tốt cho quá trình phát triển trí não cho bé

Dinh dưỡng giúp phát triển trí não cho bé

Bước 2: Tạo môi trường kích thích phát triển trí não cho bé

Môi trường là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, chúng có thể kích thích hoặc ức chế phát triển trí não, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của chúng. Để tạo một trường kích thích phát triển trí não cho bé, an toàn và khoa học cần:

Sạch sẽ, an toàn, thoáng mát: Bé sẽ tránh được các bệnh nhiễm trùng, các tác nhân gây thương tích hoặc ngộ độc nếu môi trường bé luôn được đảm bảo an toàn, sạch sẽ.

Có đủ ánh sáng tự nhiên và nhân tạo: Bố mẹ không nên quá bao bọc bé, không để bé ra ngoài, chính ánh sáng tự nhiện sẽ giúp bé cảm nhận rõ hơn về thế giới xung quanh, có một chu kỳ sinh hoạt ngủ thức theo tư nhiên.

Nhạc phát triển trí não cho bé: Âm nhạc luôn là một “chất kích thích” phức tạp, nghe nhạc thường cuyên và chủ động là một thói quan tốt đến sự phát triển trí não ngay từ khi là trẻ sơ sinh.

Màu sắc luôn đa dạng, sinh động: Trẻ nhỏ luôn hứng thú với màu sắc, nó không chỉ kích thích khả năng quan sát, phân biệt màu sắc của trẻ mà còn kích thích khả năng cảm thụ và biểu đạt cảm xúc của chúng.

Không gian linh hoạt: Không cần một không gian quá rộng, quá cố định, bố mẹ nên ưu tiên để bé tự do sắp xếp theo ý chúng, kích thích khả năng làm chủ và sáng tạo của nó.

Đồ chơi giáo dục và truyện tranh: Các loại đồ chơi giáo dục và truyện tranh sẽ giúp bé vừa chơi vừa học và bố mẹ nên đồng hành và hướng dẫn mà không ép buộc hay chỉ trích bé trong các cuộc chơi.

 Bước 2: Tạo môi trường kích thích phát triển trí não cho bé
Tạo môi trường kích thích phát triển trí não cho bé

Bước 3: Tăng cường giao tiếp và tình cảm của bé

Yếu tố giao tiếp và tình cảm là yếu tố thứ 3 giúp phát triển trí não cho bé, ảnh hướng đến trực tiếp đến khả năng ngôn ngữ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Để bé có thể cảm nhận được tình cảm, thể hiện được cảm xúc một cách tốt nhất thì bố mẹ nên chú ý các điểm sau:

Nói chuyện với bé mỗi ngày: Đứa trẻ luôn luôn cần sự lắng nghe, thấu hiểu từ bố mẹ. Chính vì vậy, bố mẹ nên kiên nhẫn, lắng nghe và tôn trọng khi trò chuyện với bé về các chủ đề khác nhau, giải đáp thắc mắc hay hành vi của chúng.

Chơi với bé mỗi ngày: Các bé thường bộc lộ cảm xúc, nhận thức của mình rõ nét nhất là lúc chơi. Lúc này bố mẹ nên khen ngợi và ủng hộ các ý tưởng sáng tạo độc lạ chủa bé, và cùng bé tìm ra những sở thích, đam mê nho nhỏ.

Ôm hôn, cười đùa với bé mỗi ngày: Khi bố mẹ ôm hôn, thể hiện tình cảm với bé sẽ tạo ra các hormone oxytocin, giúp bé cảm nhận được an toàn và yêu thương. Còn cười đùa và làm cho bé vui vẻ để tạo ra các hormone endorphin để bé cảm nhận được hạnh phúc và thoải mái.

Xử lý các tình huống khó khăn: Trẻ nhỏ luôn có những cảm xúc, hành vi mà người lớn cho là không đúng như quấy khóc, nóng giận, ương bướng… Bố mẹ nên hiểu được nguyên nhân và xử lý theo hướng tích cực nhất để bé hiểu và có những cư xử đúng đắn hơn.

Giao tiếp và tính cảm ảnh hưởng đến phát triển trí não cho bé
Giao tiếp và tính cảm ảnh hưởng đến phát triển trí não cho bé

Bước 4: Đảm bảo giấc ngủ chất lượng cho bé.

Giấc ngủ có thể quyết định đến hoạt động thường ngày của một người, đặc biệt là trẻ em. Chính vì vậy, để phát triển trí não cho bé bố mẹ cần lưu ý về một giấc ngủ chất lượng như sau:

  • Ngủ đủ thời gian: Một giấc ngủ đủ thời gian sẽ giúp bé phục hồi và nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động. Tùy vào từng độ và nhu cầu mà thời gian ngủ của bé là khác nhau:
    • Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 giờ/ngày
    • Trẻ nhỏ (4-11 tháng): 12-15 giờ/ngày
    • Trẻ mầm non (1-2 tuổi): 11-14 giờ/ngày
    • Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 giờ/ngày
    • Trẻ tiểu học (6-13 tuổi): 9-11 giờ/ngày
    • Trẻ trung học (14-17 tuổi): 8-10 giờ/ngày
  • Tạo thói quen ngủ: Một thói quen ngủ tốt giúp bé có thể có đồng hồ sinh học lúc ngủ và cân bằng được não bộ. Bố mẹ nên tạo cho bé một thói quen như sau:
    • Mỗi ngày đều đi ngủ và thức dậy cùng một giờ
    • Quy trình chuẩn bị ngủ tùy thuộc vào nhu cầu mỗi bé, ví dụ như tắm rửa, đánh răng, đọc sách, nói chuyện và đi ngủ
    • Hạn chế các hoạt động gây kích thích trước khi ngủ như xem tivi, điện thoại, uống nước ngọt…
    • Không để bé ngủ quá nhiều hoặc quá ít vào ban ngày
  • Giấc ngủ chất lượng: Một giấc ngủ chất lượng là bé có thể qua các giai đoạn của giấc ngủ từ nhẹ đến sâu và giấc mơ. Mỗi giai đoạn khác nhau thì sẽ có nhưng ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển trí não cho bé.
    • Giấc ngủ nhẹ: giúp bé cảm thấy thư giãn, xua tan được căng thẳng và lo lắng.
    • Giấc ngủ sâu: Giúp bé cải thiện khả năng miễn dịch, phục hồi sức khỏe và kích thích phát triển trí não.
    • Giấc mơ: Giúp bé xử lý và lưu trữ các thông tin, kiến thức và kỹ năng đã học được.
Đảm bảo giấc ngủ giúp phát triển trí não cho bé
Đảm bảo giấc ngủ giúp phát triển trí não cho bé

Lưu ý: Để đảm bảo cho bé một giấc ngủ chất lượng thì bố mẹ nên kiên trì và nhất quán trong các bước thực hiện rồi theo dõi và đánh giá giấc ngủ của bé.

Bước 5: Theo dõi và đánh giá sự phát triển trí não của bé

Theo dõi và đánh giá về sự phát triển trí não của bé thường xuyên sẽ giúp bố mẹ nhận biết ngay về sự tiến bộ hay những khó khăn để khắc phục kịp thời. Mỗi độ tuổi, chu kỳ, thời gian sẽ có những đánh giá khác nhau, bố mẹ có thể dựa vào các chỉ số sau:

Khả năng nhận thức: Bé sẽ có khả năng nhận biết, quan sát, phân tích và so sánh các thông tin từ các giác quan. Bố mẹ có thể đánh giá qua các các đồ chơi giáo dục: ghép hình, lắp ráp, đoán màu,…

Khả năng ngôn ngữ: Bố mẹ có thể đánh giá qua các trò chơi ngôn ngữ, tiếp cận bé bằng các bài hát, câu chuyện,…

Khả năng sáng tạo: Đây là khả năng mà mỗi bé có một sự độc đáo, thú vụ riêng nên bố mẹ có thể theo dõi bằng các cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Bố mẹ có thể kích thích bằng các trò chơi sáng tạo như vẽ tranh, làm thơ, hát, sáng tác,…

Mỗi bé có một khả năng riêng nên bố mẹ không nên bắt ép bé phải đạt được các mục tiêu quá cao, hay chỉ để các mục tiêu quá thấp.

Theo dõi và đánh giá sự phát triển trí não của bé
Theo dõi và đánh giá sự phát triển trí não của bé

Hy vọng với 5 bước giúp phát triển trí não cho bé mà Trung tâm VMC gơi ý trên sẽ giúp bố mẹ đạt được giảm bớt nỗi lo, đồng hành cùng bé trên con đường phát triển sắp tới. Một khóa học bổ ích mà trung tâm muốn giới thiệu Dinh dưỡng phát triển trí não cho trẻ trong 2 năm đầu đời.

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address