Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ - Nguyên nhân, Biểu hiện và Biện pháp Điều trị

Trẻ chậm phát triển trí tuệ
Chia sẻ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ luôn là nỗi lo lắng của bố mẹ, nó ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của con trẻ. Vì vậy, việc tìm hiểu các nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình.

1. Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Chậm phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi chỉ số thông minh dưới mức trung bình (IQ < 70 đến 75) gây ra hạn chế trong các hoạt động trí tuệ và hạn chế về khả năng thích ứng hằng ngày.

Như vậy, trẻ bị chậm phát triển trí tuệ phải bao gồm sự thiếu hụt của hai mặt sau:

  • Hoạt động trí tuệ: Còn được gọi là chỉ số IQ, đề cập đến khả năng suy luận học hỏi, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề của một người. Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ có thể học các kỹ năng mới nhưng họ học chậm hơn.
  • Khả năng thích ứng: Đây là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày như giao tiếp, tự chăm sóc, duy trì sự an toàn cá nhân,…
Trẻ hạn chế các hoạt động trí tuệ và khả năng thích ứng
Trẻ hạn chế các hoạt động trí tuệ và khả năng thích ứng

Theo vikaspedia, Chậm phát triển trí tuệ có 4 mức độ khác nhau:

Chậm phát triển trí tuệ ở “mức nhẹ”

Có khoảng 85% trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ, tức chỉ số IQ nằm trong khoảng 50 – 75. Điều này có nghĩa là trẻ chỉ chậm hơn một chút so với mức trung bình để học thông tin và kỹ năng mới.

Với sự hỗ trợ phù hợp và đúng cách, trẻ vẫn có thể đi học và hầu hết có thể sống độc lập khi trưởng thành được.

Chậm phát triển trí tuệ ở “mức trung bình”

Khoảng 10% trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức trung bình, với điểm IQ từ 35 -55. Trẻ có thể thực hiện các công việc hằng ngày như ăn uống, tự thay quần áo,… với sự giám sát vừa phải.

Trẻ có thể học được các kỹ năng mới và sống độc lập được trong cùng một cộng đồng với sự giám sát của người khác.

Chậm phát triển trí tuệ ở “mức nặng”

Chỉ có khoảng 3 - 4% trẻ bị chậm phát triển trí tuệ được coi là ở mức độ năng. Những đứa trẻ này có chỉ số IQ từ 20 – 40.

Tuy có thể học được một số kỹ năng tự chăm sóc và giao tiếp cơ bản nhưng khi lớn lên cần phải sống trong các nhà tập thể.

Chậm phát triển trí tuệ ở “mức rất nặng”

Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức rất nặng là rất hiếm gặp chỉ đạt 1 – 2% với điểm IQ từ 20 đến 25. Sự chậm phát triển trí tuệ của chúng thường do rối loạn thần kinh kèm theo. Trẻ có thể phất triển các kỹ năng giao tiếp và tự chăm sóc thông qua sự hỗ trợ và đào tạo phù hợp, và bắt buộc phải có sự giám sát cao.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể học cách ăn uống
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể học cách ăn uống

2. Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ

Bất kỳ điều gì gây cản trở sự phát triển bình thường của não bộ đề có thể là nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, một nguyên nhân cụ thể gây ra chậm phát triển trí tuệ chỉ có thể được xác định chính các trong khoảng một phần ba thời gian.

Các nguyên nhân phổ biển làm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là:

Các yếu tố di truyền (nguyên nhân trước khi sinh)

  • Rối loạn nhiễm sắc thể: Hội chứng Down, hội chứng X mong manh, hội chứng prader wili, hội chứng klinfelter
  • Rối loạn gen đơn: Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh như galactosemia, phenyl xeton niệu, suy giáp, polysaccaridose niêm mạc, bệnh tay sachs
  • Hội chứng da thần kinh: Xơ cứng củ, u xơ thần kinh
  • Hội chứng dị hình: Hội chứng Laurence Moon Biedl
  • Dị tật não: Đầu nhỏ, não úng thủy, thoát vị màng não tủy

Ảnh hưởng từ môi trường của mẹ

  • Thiếu hụt: Thiếu iốt và thiếu axit folic, suy dinh dưỡng nặng
  • Sử dụng chất gây nghiện: Rượu, nicotin, cocain
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Chất gây ô nhiễm, kim loại nặng, thuốc có hại như thalidomide, phenytoin, warfarin natri, v.v.
  • Nhiễm trùng mẹ: Rubella, toxoplasmosis, nhiễm trùng cytomegalovirus, giang mai, HIV
  • Phơi nhiễm với: Bức xạ và sự không tương thích Rh
  • Biến chứng khi mang thai: Tăng huyết áp do mang thai, xuất huyết trước khi sinh, rối loạn chức năng nhau thai
  • Bệnh của mẹ: Bệnh tiểu đường, bệnh tim và thận

Các vấn đề trong quá trình sinh nở

  • Trong quá trình sinh khó hoặc sinh non, trẻ có thể bị ngạt khí, thiếu oxy hoặc chấn thương khi sinh.

Bệnh tật hoặc chấn thương sau sinh

  • Giai đoạn sơ sinh: Nhiễm khuẩn huyết, vàng da, hạ đường huyết, co giật sơ sinh
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nhiễm trùng não như bệnh lao, viêm não Nhật Bản, viêm màng não do vi khuẩn, chấn thương đầu, phơi nhiễm chì mãn tính, suy dinh dưỡng nặng và kéo dài, suy dinh dưỡng nặng.

Không có cái nào ở trên

  • Khoảng 2/3 số trẻ chậm phát triển trí tuệ thì không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ từ trong bụng mẹ
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ từ trong bụng mẹ

3. Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Tùy vào mức độ nghiêm trọng và độ tuổi thì sẽ có những biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ khác nhau. Có những đứa trẻ đã phát hiện từ lúc rất nhỏ, nhưng chúng cũng không được chú ý cho khi đến tuổi đi học.

Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất của chậm phát triển trí tuệ

  • Lật, lăn lộn, ngồi, bò hoặc đi muộn
  • Biết nói chậm hoặc luôn gặp khó khăn trong giao tiếp
  • Chậm làm chủ các hoạt động tự chăm sóc bản thân như tập ngồi bô, mặc quần áo và tự ăn uống
  • Khó có thể ghi nhớ mọi thứ
  • Phản xạ chậm, không có khả năng kết nối hành động với hậu quả
  • Không kiểm soát được cảm xúc, thường xuyên nổi cơn thịnh nộ
  • Khó khăn trong việc tự đưa ra quyết định, tư duy logic
Biểu hiện của trẻ bị thiểu năng trí tuệ là bé đi chậm
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ là bé biết đi chậm

4. Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu trẻ được chẩn đoán và can thiệp sớm thì tình trạng sẽ được cải thiện.Chỉ cần bố mẹ luôn kiên trì, nhẫn nài và có một sức mạnh tình cảm to lớn đủ để giữ an toàn cho trẻ thì chắc chắn trẻ có thể phát huy tối đa tiểm năng của mình.

Điều trị chậm phát triển trí tuệ không phải để “chữa” chứng rối loạn mà trị liệu để giảm rủi ro về an toàn, giúp trẻ có thể duy trì sự an toàn, các kỹ năng sống phù hợp. Các cách trị liêu và hỗ trợ trẻ chậm phát triển trí tuệ bao gồm:

Các loại thuốc:

Dùng thuốc để điều trị các bệnh kèm theo như hung hăng, rối loạn tâm trạng, hành vi tự gây thương tích và các hành vi khác, co giật xảy ra trong 40% đến 70% trường hợp.

Các lớp học đặc biệt:

Các lớp học được thiết kế riêng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, các phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ, có các hoạt động kích thích não bộ và kỹ năng sống của trẻ khi còn nhỏ. Môi trường học tập thân thiện, an toàn và phù hợp với khả năng của trẻ, đặc biệt luôn có sự hỗ trợ của các giáo viên, ý tá, bác sĩ,…

Các liệu pháp tâm lý sớm:

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thì luôn có cảm giác sợ hãi, hay lo âu không rõ nguyên nhân. Các chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra các kế hoạch điều trị phù hợp kết hợp với kế hoạch chăm sóc và giáo dục của bố mẹ và thầy cô.

Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trọng quá trình phát triển của trẻ. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các chất giúp bổ não như Omega 3 (cá hồi, cá ngừ,…) giúp trẻ cải thiện trí nhớ, giấc ngủ và bộ não phát triển toàn diện hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm: 10 thực phẩm tốt nhất cho quá trình phát triển trí não trẻ

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

5. Bố mẹ có thể làm gì để giúp đứa con bị chậm phát triển trí tuệ của mình?

Thay vì lo lắng, bố mẹ có thể giúp trẻ bằng các cách sau:

  • Tìm hiểu mọi thứ liên quan về chậm phát triển trí tuệ. Kiến thức không bao giờ là thừa, bạn biết càng nhiều thì càng tốt cho con của mình.
  • Khuyến khích tính độc lập, chủ động của con. Hãy để cho con có thời gian để tự làm mọi việc, bố mẹ chỉ nên hướng dẫn khi cần thiếu và đưa ra những lời động viên tích cực khi con làm tốt
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động nhóm giúp trẻ có thể xây dựng các kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • Giữ liên lạc với thầy cô trên trường để có thể theo dõi sự tiến bộ của trẻ và củng cố thêm những gì con đã học tại trường thông qua các hoạt động thực hành tại nhà.
  • Làm quen với những phụ huynh có con bị chậm phát triển trí tuệ. Họ chính là một nguồn tài liệu, lời khuyên và hỗ trợ tinh thần tuyệt vời nhất.
Bố mẹ đồng hành cùng trẻ chậm phát triển trí tuệ
Bố mẹ đồng hành cùng trẻ chậm phát triển trí tuệ

Hy vọng sau khi đọc xong, bạn đã có thể hiểu hơn về những nguyên nhân, biểu hiện và cách hỗ trợ trẻ chậm phát triển trí tuệ. Hãy thường xuyên truy cập website Trung tâm VMC để cập nhất những thông tin hữu ích nhất cho trẻ và cả gia đình nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm khóa học Dinh dưỡng để phát triển trí não cho trẻ trong 2 năm đầu đời để chăm sóc trẻ cách tốt nhất.

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address