Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Giáo dục đặc biệt: Tất tần tật những điều bạn cần biết

Giáo dục đặc biệt và những điều bạn cần biết
Chia sẻ

Trên thế giới có khoảng 10% dân số là người khuyết tật và họ luôn có nhu cầu tham gia các hoạt động như 90% dân số còn lại và giáo dục đặc biệt là phương pháp giúp họ làm điều đó. Trong bài viết này, Trung tâm VMC sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những điều cần biết về giáo dục đặc biệt.

Giáo dục đặc biệt là gì và vì sao nó quan trọng?

Giáo dục đặc biệt là gì?

  • Giáo dục đặc biệt là một loại hình giáo dục được thiết kế riêng cho những học sinh có nhu cầu đặc biệt.
  • Những học sinh này có những khó khăn hoặc khác biệt về khả năng học tập, trí tuệ, ngôn ngữ, cảm xúc, hành vi, vận động, thị giác,… so với những đứa trẻ bình thường.
  • Đây không phải là cách tiếp cận “một kích thước phù hợp với tất cả” mà giáo dục đặc biệt sẽ được điều chỉnh để phù hợp với từng học sinh.
Giáo dục đặc biệt là gì?
Giáo dục đặc biệt là gì?

Vì sao giáo dục đặc biệt quan trọng?

Theo như thống kê tại Mỹ có hơn 30% học sinh gặp vấn đề liên quan đến rối loạn phát triển, ảnh hưởng đến việc học tập, hành vi, các mối quan hệ xã hội và tình cảm của chúng.

Giáo dục đặc biệt giúp những đứa trẻ này phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, nhận thức và hành vi, để có thể tự lập và hòa nhập vào cộng đồng, với nguyên lý là công bằng, tôn trọng, hòa nhập và phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân. Không chỉ vậy, giáo dục đặc biệt giúp gia đình giảm bớt gánh nặng tài chính và tinh thần, giúp cho xã hội hạn chế sự phân biệt và kỳ thị, tạo ra nguồn nhân lực đa dạng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và văn hóa.

XEM CHI TIẾT: Rối loạn phát triển ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách can thiệp hiệu quả

Vì sao giáo dục đặc biệt quan trọng?
Vì sao giáo dục đặc biệt quan trọng?

Lịch sử phát triển của giáo dục đặc biệt

Giáo dục đặc biệt không còn là một khái niệm mới mẻ mà đã được hình thành và phát triển lâu dài trên thế giới và tại Việt Nam. Tại Việt Nam, nó chia thành ba giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Là trước những năm 1954 đến năm 1975, đây là diai đoạn khóa khăn của giáo dục đặc biệt, họ không được quan tâm và giúp đỡ. Chỉ có một số ít trường dạy cho người khiếm thính cà khiếm thị do các tổ chức từ thiện hoặc tôn giáo thành lập mà không có sự tham gia của nhà nước.

Giai đoạn 2: Từ 1975 đến 1986 là giai đoạn khởi sắc của giáo dục Việt, khi mà những học sinh có nhu cầu đặc biệt được quan tâm hơn và những trường lớp cho người khiếm thính, khiếm thị, thiểu năng trí tuệ,… do nhà nước và tổ chức xã hội ra đời nhiều hơn.

Giai đoạn 3: Từ 1986 đến nay, khi nước ta đổi mới và hội nhập quốc tế, họ được hòa nhập và học chung với các học sinh hình thường, được giảng dạy phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Một loạt chính sách, bộ Luật, sự thành thập của Viện Giáo dục đặc biệt (1991), các phương pháp giảng dạy mới và tiến tiến trong giáo dục đặc biệt phổ biến hơn.

Lịch sử phát triển của giáo dục đặc biệt

Phương pháp giáo dục đặc biệt có điểm gì khác biệt?

Giáo dục đặc biệt là một lĩnh vực đồi hỏi sự sáng tạo và linh hoạt trong việc thiết kế và áp dụng các phương pháp, nội dung và tiêu chuẩn khác nhau cho mỗi học sinh.

Giáo dục phù hợp với đặc điểm, năng lực và sở thích của mỗi học sinh.

Phương pháp giáo dục này không áp dụng một các cố định hay chung cho tất cả hoạc sinh có nhu cầu đặc biệt mà phải tùy biến và cá nhân hóa theo từng trường hợp cụ thể. Giáo dục đặc biệt phải dựa trên sự đánh giá và xác định nhu cầu của mỗi học sinh, để lựa chọn và thiết kế các chương trình, nội dung và tiêu chuẩn giảng dạy phù hợp với khả năng, sở thích và mong muốn của mỗi học sinh.

Không chỉ học tập mà hướng đến tự lập và hòa nhập vào cộng đồng

Với mong muốn giúp đỡ các học sinh có nhu cầu đặc biệt, không chỉ có học tập và phát triển như người bình thường, mà có giúp học sinh có nhu cầu đặc biệt phát huy được tiềm năng và sở trường của mình, để có thể tự lập và hòa nhập vào cộng đồng.

Sáng tạo và linh hoạt trong các phương pháp công cụ giảng dạy

Không còn là các phương pháp, cách học truyền thống, hiện nay giáo dục đặc biệt còn sử dụng các kỹ thuật và công cụ giảng dạy mới như là STEM, PBL, E-learning… Các phương pháp không bị áp dụng một cách cứng nhắc và đơn điệu mà được sự dụng linh hoạt và thay đổi theo từng hoàn cảnh và tình huống.

Bạn có thể theo dõi một số khóa học sau:

Luôn có sự tham gia và hợp tác

Không chỉ do các giáo viên thực hiện, mà sự tham gia và hợp tác của gia đình, xã hội,… luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của những học sinh này. Học sinh luôn được tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động nhóm, được cống hiến và đống góp sức lực của mình.

Phương pháp giáo dục đặc biệt có điểm gì khác biệt?
Phương pháp giáo dục đặc biệt có điểm gì khác biệt?

Chúng tôi hy vọng bạn đã có một cái nhìn tổng quan về giáo dục đặc biệt, hiểu được giáo dục đặc biệt là gì, lịch sử và phương pháp dạy có gì khác biệt. Nếu bạn quan tâm đến các khóa học về giáo dục đặc biệt thì có thể tham khảo tại đây để có thể đồng hành cùng các bạn có nhu cầu đặc biệt.

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address