Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ và cách hỗ trợ kịp thời

Nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ
Chia sẻ

Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển thường xuất hiện từ khi trẻ nhỏ và kéo dài suốt đời. Cho dù ở mức độ nặng hay nhẹ thì nó vẫn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội hay hành vi của trẻ. Vậy nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ là gì và đâu là cách hỗ trợ trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ hiệu quả nhất.

Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ

Theo tiêu chuẩn của DSM-5, tùy vào mức độ hỗ trợ cần thiết cho người bệnh, có 3 mức độ rối loạn phổ tự kỷ.

Mức độ 1: Yêu cầu hỗ trợ (nhẹ)

Đây là mức độ nhẹ nhất, người bệnh có nói chuyện bình thường nhưng khó khăn trong việc duy trì một cuộc hội thoại dài hay bắt đầu trò chuyện với người lạ. Họ có những thói quen và sở thích cố đnh, hoặc là người không thích sự thay đổi.

Mức độ 2: Yêu cầu hỗ trợ đáng kể (trung bình)

Ở mức độ 2 này, người bệnh có thể nói những câu ngắn, nhưng khó khăn trong việc hiểu và sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ. Họ có những hành vi lặp đi lặp lại hoặc không thích thay đổi một cách nghiêm trọng, thậm chí là đau khổ vì chúng.

Mức độ 3: Yêu cầu hỗ trợ rất đáng kể (nặng)

Với những người rối loạn phổ tự kỷ ở mức 3 thì nói chuyện là một cái gì đó rất “xa xỉ”, họ không nói chuyện hoặc nói chuyện một cách giới hạn. Họ chỉ muốn sống trong thế giới riêng của mình, không muốn tương tác với ai khác kể cả người thân.

>>>XEM THÊM CHI TIẾT: Nhận biết Các mức độ của Rối loạn phổ tự kỷ để hỗ trợ trẻ hiệu quả nhất.

Nguyên nhân bị rối loạn phổ tự kỷ ở mỗi mức độ có thể khác nhau
Nguyên nhân bị rối loạn phổ tự kỷ ở mỗi mức độ có thể khác nhau

Nguyên nhân gây ra rối loạn phổ tự kỷ

Chính xác nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng nhiều bằng chứng cho rằng các yếu tố về di truyền gen và môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của não bộ, gây ra các biến đổi trong cấu trúc và chức năng của tế bào thần kinh

Yếu tố di truyền

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ liên quan đến tính di truyền là rất cao, tức là có thể được kế thừa từ bố mẹ hoặc những thay đổi (đột biến) trong quá trình di truyền.

Các biến thể gen, đột biến gen, hoặc các vấn đề liên quan đến số lượng hoặc cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em hoặc các rối loạn phát triển liên quan. Một số gene được cho có thể là nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ là SHANK3, NLGN4, NRXN1, MECP2, FMR1, TSC1, TSC2, PTEN và CHD8.

Yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn phổ tự kỷ
Yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn phổ tự kỷ

Yếu tố môi trường

Các yếu tố về môi trường có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ, đặc biệt là ở những trẻ có nguồn gen không tốt. Các yếu tố môi trường bao gồm: môi trường lúc đang mang thai, trong quá trình sinh sản, tuổi của cha mẹ, các bệnh lý thai kỳ, các biến cố sinh non hoặc sử dụng chất kích thích trong thời gian mang thai.

Tuy nhiên, hiện chưa có những bằng chứng khoa học, xác đinh là nguyên nhân dẫn đến rối loạn phổ tự kỷ liên quan đến các yếu tối môi trường và di truyền.

Chưa có bằng chứng khoa học về nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ
Chưa có bằng chứng khoa học về nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ

Vắc-xin có phải là nguyên nhân gây rối loạn phổ tự kỷ

Gần đây, một trong những tranh cãi lớn nhất về chứng rối loạn phổ tự kỷ liệu có liên quan đến việc tiêm vắc-xin thời thơ ấu hay không?

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhưng không có một nghiên cứu đang tin cậy chỉ ra mối liên hệ giữa nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ và bất kỳ lọa vắc-xin nào. Thực tế là cuộc nghiên cứu gây là nhiều tranh cãi đó đã bị rút lại do phương pháp nghiên cứu có vấn đề.

Việc không tiêm chủng khi còn nhỏ có thể khiến con bạn và những người khác có nguy cơ mắc các bệnh lây lan nghiêm trọng như ho gà, viêm gan B, sởi, hoặc quai bị.

Vắc-xin không có mối liên hệ với nguyên nhân gây rối loạn phổ tự kỷ

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ

Hiện nay, số lượng trẻ em được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ ngày càng gia tăng. Không rõ số liệu này là do càng có nhiều người quan tâm, việc phát hiện và báo cáo tốt hơn hay thực sự là sự gia tăng số lượng mắc rối loạn phổ tự kỷ.

Theo số liệu cập nhật, chúng tôi tổng hợp được một số yếu tố có nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ.

  • Giới tính: Bé trai có nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ cao gấp bốn đến sáu lần so với các bé gái.
  • Lịch sử gia đình: Những gia đình đã từng có người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thì nguy cơ cao sẽ có thêm một đứa trẻ khác mắc chứng rối loạn này. Cũng không có gì lạ nếu như bố mẹ hoặc người thân của trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể gặp các vấn đề nhỏ về kỹ năng xã hội hoặc giao tiếp hoặc các hành vi điển hình của rối loạn.
  • Đã mắc rối loạn khác: Trẻ em mắc một số bệnh lý nhất định sẽ có nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ hoặc những triệu chứng của bệnh này cao hơn người bình thường. Các ví dụ như hội chứng X là một hội chứng rối loạn di truyền đây ra các vấn đề về trí tuệ; bệnh xơ cứng củ cũng là một tình trang khối u lành tính phát triển trong não; hoặc hội chứng Rett là một tình trạng di truyền hầu như chỉ xảy ra ở bé gái, khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ và mất khả năng sử dụng tay có mục đích.
  • Trẻ sơ sinh cực kỳ non tháng: Nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ sinh ra trước 26 tuần tuổi cao hơn những đứa trẻ bình thường.
  • Tuổi bố mẹ: Trẻ sinh ra từ bố mẹ quá lớn tuổi có mối liên hệ với chứng rối loạn phổ tự kỷ, nhưng mối liên hệ này cần phải nghiên cứu thêm.
Yếu tố làm tăng nguy cơ không phải là nguyên nhân gây rối loạn phổ tự kỷ

Bố mẹ có thể làm gì để hỗ trợ trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ?

Không có cách nào phòng nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ hay điều trị một cách dứt điểm và không có phương pháp điều trị nào phù hợp cho tất cả mọi người. Mục tiêu điều trị là tối đa hóa khả năng hoạt động của con bạn bằng cách giảm các triệu chứng tự kỷ và hỗ trợ sự phát triển cũng như học tập. Can thiệp sớm trong những năm mẫu giáo có thể giúp con bạn học các kỹ năng xã hội, giao tiếp, chức năng và hành vi quan trọng.

Bố mẹ là những người quan trọng nhất trong quá trình dài hỗ trợ trẻ và luôn đòi hỏi sự kiên nhẫn, thấu hiều và tôn trọng, bố mẹ cần phải:

  • Tìm hiểu về rối loạn phổ tự kỷ và cách chăm sóc cho con.
  • Tham gia các chương trình can thiệp sớm và giáo dục đặc biệt cho con.
  • Tạo ra một môi trường ổn định, an toàn và thân thiện cho con.
  • Khuyến khích con phát triển các kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội và tự lập.
  • Đối xử với con bằng tình yêu, sự quan tâm và sự chấp nhận.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhóm cha mẹ, các chuyên gia hoặc các tổ chức phi lợi nhuận.
Không có cách phòng ngừa nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ hoàn toàn

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn đang hiểu rõ hơn về nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ và cách hỗ trợ tốt nhất cho con bạn trong quá trình phía trước. Nếu bạn quan tâm đến phương pháp giáo dục đặc biệt cho con tại nhà thì có thể tham khảo một số khóa học sau của Trung tâm VMC:

Kỹ năng chơi và tương tác với trẻ rối loạn phát triển

Chuẩn bị môi trường, kĩ năng sống cần thiết cho trẻ rối loạn phát triển trước khi vào lớp 1

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address