Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Rối loạn phổ tự kỷ có hết không?

Chia sẻ

Rối loạn phổ tự kỷ (ADS) là chứng bệnh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội hay hành vi thường xuất hiện từ khi trẻ nhỏ. Là bố mẹ, các bậc phụ huynh luôn có những lo lắng, thắc mắc về chứng bệnh này của con là “Rối loạn phổ tự kỷ có hết không”, “Rối loạn phổ tự kỷ có chữa đươc không” hay “đâu là giải pháp tốt nhất cho con”. Hôm nay, hãy cùng Trung tâm VMC giải đáp những lo lắng trên của bố mẹ nhé!

Rối loạn phổ tự kỷ có hết không?

Chính xác câu trả lời là “Không” - theo DSM 5 sách hướng dẫn chẩn đoán sách hướng dẫn chẩn đoán hiện mô tả các rối loạn tâm thần và phát triển ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Nói một cách khác, theo DSM thì các triệu chứng tự kỷ đã bắt đầu từ sớm và tiếp tục trong suốt cuộc đời, mặc dù một số người trưởng thành có thể “che giấu” đi các triệu chứng đó nhưng không thể khỏi hoàn toàn khi lớn lên được.

>>>BẠN CÓ THỂ XEM CHI TIẾT: Nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ

Rối loạn phổ tự kỷ có hết không?
Rối loạn phổ tự kỷ có hết không?

Rối loạn phổ tự kỷ có chữa được không?

Mặc dù chứng rối loạn phổ tự kỷ không thể biến mất hoàn toàn, nhưng đã có những nghiên cứu chứng minh rằng một số trẻ em có sự cải thiện đáng kể nhờ được can thiệp điều trị sớm.

Một số nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng 3% đến 25% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể phát triển các khả năng giao tiếp, hành vi hay tương tác xã hội tốt hơn trước. Những đứa trẻ được chuẩn đoán sớm và điều trị sớm sẽ có ít biểu hiện của rối loạn tự kỷ hơn khi trưởng thành.

>>>BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO: Các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ: Nhận biết và hỗ trợ kịp thời

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là rối loạn phổ tự kỷ có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bố mẹ có thể trao đổi với các nhà trị liệu, bác sĩ để đồng hành cùng con xây dựng các chiến lược giúp trẻ phát triển tốt trong môi trường của chúng.

Rối loạn phổ tự kỷ có chữa được không?
Rối loạn phổ tự kỷ có chữa được không?

Rối loạn phổ tự kỷ có thể giảm dần theo tuổi tác không?

Như đã đề cập ở trên, trẻ em có các triệu chứng tự kỷ nhẹ (ở mức độ 1: yêu cầu hỗ trợ) chỉ liên quan đến kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội có thể thể nhận được kết quả nhanh hơn sau những các buổi trị liệu và có khả năng giảm các triệu chứng tự kỷ khi lớn lên.

Nhưng cũng không có nghĩa là trẻ mắc chứng tự kỷ nặng thì không thể điều trị và cải thiện tốt, các kế hoạch can thiệp hỗ trợ phù hợp có thể giúp trẻ khắc phục các tình trạng chậm phát triển. Bất kể mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tự kỷ, can thiệp sớm luôn là cách hiệu quả nhất để giúp trẻ phát triển tốt trong tương lai.

>>> BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO: Các mức độ của Rồi loạn phổ tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ có thể giảm dần theo tuổi tác không?
Rối loạn phổ tự kỷ có thể giảm dần theo tuổi tác không?

Can thiệp sớm giúp cải thiện rối loạn phổ tự kỷ như thế nào?

Các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể xuất hiện sớm nhất từ 8 đến 12 tháng. Dù nhiều nhà trị liệu luôn đợi cho đến khi trẻ 18 tháng tuổi mới có thể chuẩn đoán hoàn chỉnh vì các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian và ngay cả sau 18 tháng, các triệu chứng rối loạn tự kỷ có thể xuất hiện trở lại.

Theo các nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), can thiệp sớm xảy ra ở trẻ trước 5 tuổi, ngay từ khi phát hiện 2 hoặc 3 tuổi bởi trong giai đoạn này, bộ não của trẻ vẫn đang được hình thành, có nghĩa là nó “dẻo” hơn hoặc dễ thay đổi hơn so với độ tuổi lớn hơn. Can thiệp sớm không chỉ mang lại khởi đầu tốt nhất mà còn là cơ hội tốt nhất để phát triển tiềm năng của trẻ.

Can thiệp sớm giúp cải thiện rối loạn phổ tự kỷ như thế nào?
Can thiệp sớm giúp cải thiện rối loạn phổ tự kỷ

Can thiệp sớm có thể giúp trẻ tự kỷ bằng cách:

Xây dựng nền tảng vững chứng cho cuộc sống độc lập

Can thiệp sớm là dạy trẻ các kỹ năng xã hội và giao tiếp ngay từ những năm đầu đời, tự lập từ những điều nhỏ nhất. Điều này giúp trẻ giảm bớt áp lực, khó khăn khi phải đối mặt với những ngôn ngữ, tương tác xã hội phức tạp khi trưởng thành từ đó sẽ tự tin, vững vàng cho cuộc sống tương lai.

Rèn luyện kỹ năng xã hội từ sớm

Với phương pháp can thiệp sớm, trẻ được thực hành các kỹ năng xã hội trước khi bước vào môi trường học đường áp lực cao, nơi trẻ phải kết bạn mới, tham gia các hoạt động nhóm, đòi hỏi sự tự kiểm soát cao. Một khi trẻ trải qua môi trường học đường tốt thì tương lai sẽ vững vàng hơn.

Bắt đầu can thiệp tự kỷ càng sớm thì trẻ sẽ có cơ hội cải thiện càng cao, nhiều nghiên cứu đã cho thấy trằng trẻ rối loạn tự kỷ được can thiệp sớm từ bác sĩ trị liệu sẽ có khả năng phát triển tố hơn trẻ mới bắt đầu trị liệu sau 5 năm.

Phát triển các khả năng tự điều chỉnh

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ phải đối mặt với các thách thức trong việc điều chỉnh như

  • Đối mặt với sự thay đổi
  • Phải giữ im lặng
  • Đối phó với sự thất vọng, cảm xúc thất thường
  • Xác định được vấn đề gặp phải
  • Thực hiện các phản ứng hợp lý

Trong quá trình trị liệu, trẻ sẽ học được cách hiểu được các cảm xíc, sự thay đổi tâm trạng và xử lý những cảm xúc mạnh mẽ. Bố mẹ và người thân luôn đóng vai trò quan trọng để trẻ quan sát, thực hành cũng như cân bằng cảm xúc theo thời gian.

Cải thiện khả năng nhận thức

Tư duy và cách giải quyết vấn đề là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống không chỉ là những đứa trẻ. Tuy nhiên với những trẻ tự kỷ, sự phát triển nhận thức đó bị chậm lại, can thiệp sớm và các buổi trị liệu nhắm vào những điểm yếu của trẻ thông qua các trò chơi giải trí và các bài tập vui nhộn để phát triển các kỹ năng.

 Can thiệp sớm không chỉ mang lại khởi đầu tốt nhất mà còn là cơ hội tốt nhất để phát triển tiềm năng của trẻ.
Can thiệp sớm không chỉ mang lại khởi đầu tốt nhất mà còn là cơ hội tốt nhất để phát triển tiềm năng của trẻ.

Lưu ý: Hiện nay, bố mẹ của trẻ rối loạn của phổ tự kỷ cảm thấy bị choáng ngợp với những thông tin về “phương pháp chữa trị” từ ngớ ngẩn đến cực kỳ nguy hiểm. Bố mẹ phải phân biệt được giữa các phương pháp điều trị có thể hoặc giúp ích cho con bạn và nhưng phương pháp gây hại cho trẻ.

Rối loạn phổ tự kỷ có nguy hiểm không?

"Rối loạn phổ tự kỷ có nguy hiểm không" còn phụ thuộc rất nhiều vào sự bảo vệ của người thân xung quanh. Đặc biệt, những người rồi loạn phổ tự kỷ nặng có những hành vi cực đoan như làm hại bản thân, gây thương tổn cho người khác, chúng thường bắt nguồn từ sự thất vọng, cảm giác quá tải hoặc đau đớn về thể chất.

Người mắc rối loạn phổ tự kỷ thường ngây thơ, hay tin tưởng người khác luôn là nạn nhân của sự lạm dụng, trộm cắp hay lừa đảo. Theo số liệu, thì những người bị khuyết tật phát triển bao gồm cả rối loạn phổ tự kỷ có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm cao gấp 4 đến 10 lần và khả năng bị lạm dụng tình dục cao gấp đôi so với những người không bị khuyết tật đó.

Rối loạn phổ tự kỷ có nguy hiểm không?
Rối loạn phổ tự kỷ có nguy hiểm không?

Trung tâm VMC hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi “Rối loạn phổ tự kỷ có hết không” hay “Rối loạn phổ tự kỷ có chữa được không”. Là người quan tâm đến trẻ rối loạn phổ tự kỷ, mong bạn có thể hiểu rõ, đồng hành và giúp đỡ chúng tốt nhất có thể.

Theo dõi Trung tâm VMC để cập nhật những thông tin sức khỏe mới nhất, chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe. Một số khóa học về rối loạn phát triển bạn có thể tham khảo:

Sàng lọc và phát hiện sớm trẻ rối loạn phát triển

Hiểu về giao tiếp của trẻ rối loạn phát triển

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address