Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em
Chia sẻ

Trẻ em được sinh ra đã sẵn sàng để học một ngôn ngữ mới mà môi trường chúng sử dụng. Tuy mỗi đứa trẻ có một tốc độ học hỏi khác nhau nhưng hầu hết trẻ em có thể sử dụng ngôn ngữ một cách dễ dàng vào 5 tuổi. Nếu trẻ không thể thực hiện các mốc ngôn ngữ như những đứa trẻ khác thì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì?

Ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh hay mới biết đi thì trẻ đã hiểu rõ những gì bạn đang nói trước khi chúng có thể nói rõ ràng. Và sau khi lớn lên, những kỹ năng giao tiếp được hình thành thì trẻ có thể học cách diễn đạt cảm xúc của mình rõ ràng hơn qua lời nói, cử chỉ đúng mực.

Nhưng đối với bé bị rối loạn ngôn ngữ, chúng có thể bị:

  • Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: Khó khăn trong việc hiểu những từ ngữ mà nó nghe và đọc được.
  • Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt: Khó khăn trong khi nói chuyện với người khác, diễn đạt và bày tỏ ra những suy nghĩ và cảm xúc của mình

Một đứa trẻ có thể chỉ bị một trong hai loại rối loạn trên hoặc có thể bị cả hai loại cùng một lúc. Những rối loạn như vậy thường được chẩn đoán ở trẻ em độ tuổi 3 đến 5 tuổi.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em là gì?

Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ luôn được chẩn đoán với nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng thường liên quan đến vấn đề di truyền, thường gắn liền với các vấn đề sức khỏe như:

  • Rối loạn phổ tự kỷ
  • Chấn thương não hoặc có khối u não
  • Các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, hội chứng X hoặc bại não
  • Các vấn đề khi mang thai hoặc trong khi sinh như dinh dưỡng kém, sinh non, …
  • Một số chẩn đoán còn do tiền sử gia đình, và nguyên nhân không được xác định rõ là gì.

Lưu ý: Khi bé bị rối loạn ngôn ngữ thì chúng sẽ gặp vấn đề đấy ở tất cả ngôn ngữ, không có chuyện là học nhiều hơn một ngôn ngữ có thể gây rối loạn ngôn ngữ.

Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Những đứa trẻ có nguy cơ bị rối loạn ngôn ngữ cao

Nguyên nhân của trẻ bị rối loạn ngôn ngữ không xác định được hết, nhưng theo số liệu thống kê thì những đứa trẻ có nguy cơ mắc rối loạn ngôn ngữ có thể bao gồm:

  • Có tiền sử gia đình mắc rối loạn ngôn ngữ
  • Sinh non
  • Cân nặng sau sinh thấp (nhẹ cân)
  • Mất thính lực
  • Tự kỷ
  • Thiểu năng trí tuệ
  • Hội chứng Down
  • Hội chứng rượu bào thai
  • Đột quỵ
  • Chấn thương não
  • Khối u não, bại não
  • Dinh dưỡng kém
Những đứa trẻ có nguy cơ bị rối loạn ngôn ngữ cao

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ được chẩn đoán như thế nào?

Các chuyên gia thường sẽ hỏi về việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ, đáng gia thông qua các hoạt động hoặc trò chơi, dựa trên các vấn đề như:

  • Nói
  • Nghe
  • Làm theo chỉ dẫn
  • Hiểu tên các sự vật
  • Lặp lại các cụm từ hoặc vần điệu
  • Các hoạt động học và chơi ngôn ngữ khác nhau

Cách trị liệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Các phương pháp trị liệu và khắc phục rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Để trị liệu cho trẻ rối loạn ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu thường sẽ giúp trẻ thư giãn và tận hưởng giao tiếp từ những thứ trẻ thích nhất, hay thông qua các trò chơi phù hợp. Với những đứa trẻ khác nhau thì sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để giúp trẻ hiểu về ngôn ngữ, hiểu về giao tiếp.

Đó có thể là những cuộc trò chuyện đơn giản:

  • Sử dụng đồ chơi, sách, dồi vật hoặc tranh ảnh để làm phong phú, đa dạng các hoạt động phát triển ngôn ngữ
  • Thực hiện nhiều hoạt động nhóm, như làm các hoạt động thủ công, trồng cây,…
  • Cho trẻ thực hỏi và trả lời câu hỏi
Các phương pháp trị liệu và khắc phục rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Làm thể nào để sống chung cùng con rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ không chỉ gây sự tự ti, tổn thương cho những đứa trẻ, nó còn có thể gây ra sự khó chịu cho giáo viên khi ở trường và đặc biệt là sự thất vọng của bố mẹ. Nhưng bố mẹ và những người xung quanh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trị liệu của con.

Trong quá trình này, bố mẹ hãy học cách chấp nhận và tin tưởng ở con, lắng nghe và thực hành với con bởi bố mẹ luôn là những giáo viên quan trọng nhất trong những năm đầu đời của trẻ. Bố mẹ có thể giúp con học bằng nhiều cách khác nhau như:

  • Đọc sách và trò chuyện với con để giúp bé học thêm từ mới
  • Lắng nghe và phản hồi lại khi con nói
  • Phản ứng với những âm thanh, tiếng ọc ọc và cử chỉ đầu tiên mà em bé tạo ra.
  • Lặp lại những gì trẻ nói và nói thêm vào đó để trẻ dễ dàng tiếp nhận.
  • Nói về những thứ mà một đứa trẻ nhìn thấy.
  • Đặt câu hỏi và hãy chú ý lắng nghe các câu trả lời.
  • Nhìn hoặc đọc sách ưu tiên truyện có tranh minh họa
  • Kể chuyện.
  • Hát những bài hát và đọc thơ có vần điệu.

Hãy làm những điều này thường xuyên kể cả trong giờ chơi và hoạt động thường ngày để trẻ tạo nên các thói quen tốt.

Làm thể nào để sống chung cùng con rối loạn ngôn ngữ

Qua bài viết trên, Trung tâm VMC hy vọng bạn có thể hiểu hơn về rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, những nguyên nhân cũng như cách bố mẹ đồng hành cùng con. Trung tâm VMC giới thiệu một số khóa học về rối loạn ngôn ngữ để hiểu hơn và có cách chăm sóc con tốt nhất:

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address