Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

5 cách dạy trẻ nói ngọng hiệu quả

5 cách dạy trẻ nói ngọng hiệu quả
Chia sẻ

Lúc con lần đầu tiên học nói, bạn cảm thấy con thật đáng yêu khi phát âm sai một số từ. Mặc dù hầu hết con có thể sửa dần trong quá trình phát triển, nhưng cũng có một số biến dạng nhất định như nói ngọng, và cuối cùng bạn phải can thiệp để trị liệu.

https://www.lazada.vn/products/i2675439409.html?spm=a1zawf.24863640.table_online_product.1.700a4edfXDgy6v

Nói ngọng là gì?

Nói ngọng là một loại rối loạn ngôn ngữ có thể dễ nhận thấy nhất ở trẻ nhỏ, nhiều người lớn cũng mắc chứng này do lúc nhỏ mắc khiếm khuyết nhưng không được can thiệp trị liệu hay phương pháp can thiệp không phù hợp.

Thông thường trẻ sẽ rèn luyện cách phát âm trong giai đoạn từ 2-5 tuổi. Để có thể thành thạo như người lớn, chắc chắn trẻ sẽ gặp nhiều sai lầm như: "nói ngọng", "nói lắp", "phát âm không rõ từ",... nhưng theo thời gian sẽ cải thiện và phát âm rõ ràng hơn.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nói ngọng thường được chia thành 2 loại:

  • Ngọng thực thể: xảy ra do những biến đổi trong bộ máy phát âm hay hệ thần kinh trung ương.
  • Ngọng cơ căng: do rối loạn trong quá trình phát triển ngôn ngữ mà không chịu ảnh hưởng của tổn thương nào khác.

Tùy vào mức độ trẻ nói ngọng thì sẽ có những phương pháp trị liệu phù hợp, một số biểu hiện nói ngọng như:

  • Phát âm sai chính tả: Trẻ không thể phân biệt được các âm có cách phát âm gần giống nhau, như /s/ và /x/, /r/ và /z/, /l/ và /n/… Ví dụ: Trẻ nói “sao” thành “xao”, “rắn” thành “zắn”, “lá” thành “ná”…
  • Không rõ âm: Trẻ không thể tạo ra được các âm thanh rõ ràng, mạnh mẽ và đầy đủ. Ví dụ: Trẻ nói “cá” thành “cà”, “bánh” thành “bành”, “chim” thành “chìm”…
  • Lưỡi đẩy ra ngoài: Trẻ không thể kiểm soát được vị trí của lưỡi trong miệng, khiến lưỡi thường xuyên đẩy ra ngoài khi phát âm các âm /t/, /d/, /n/, /l/… Ví dụ: Trẻ nói “tôi” thành “thôi”, “dừa” thành “thừa”, “nói” thành “nhói”, “làm” thành “lham”…

Ngoài ra, để đánh giá mức độ nghiệm trọng của trẻ nói ngọng, có thể dựa vào các tiêu chí như số lượng âm bị sai, tần suất sai và khả năng sửa lại.

Nói ngọng là một loại rối loạn ngôn ngữ có thể dễ nhận thấy nhất ở trẻ nhỏ
Nói ngọng là một loại rối loạn ngôn ngữ có thể dễ nhận thấy nhất ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân trẻ nói ngọng

Việc đứa trẻ 6,7 tuổi rồi mà vẫn nói ngọng là hoàn toàn bất thường, nó khác hoàn toàn so với việc đứa trẻ mới lên 2 nói ngọng. Chính vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ nói ngọng để có cách khắc phục phù hợp nhất.

Theo một số nghiên cứu nhi khoa, thì có rất nhiều nguyên nhân trẻ nói ngọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ như:

  • Ngậm núm vú giả: Do bố mẹ để cho trẻ ngậm núm vú giả quá nhiều khiến cho trẻ có xu hướng thè lưỡi ra ngoài. Từ đó về sau, khi trẻ phát âm lại có xu hướng đẩy lưỡi ra ngoài (hay thường gọi là tật đẩy lưỡi) theo thói quen làm cho âm phát ra bị chệch.
  • Hậu quả của rối loạn hành vi: Việc cho trẻ chơi game, xem phim quá nhiều khi còn nhỏ khiến cung thính giác không được phát triển đúng cách dẫn đến tình trạng trẻ học ngôn ngữ mới chỉ thông qua nhìn và nói mà không qua nghe nói. Những đứa trẻ này thường dễ kích động và cáu giận.
  • Bắt chược giọng: Trẻ em thường có xu hướng bắt chước người khác, đặc biệt là khi đang tập nói hoặc đến lớp mầm non. Do đó, khi trẻ tiếp xúc với những người nói ngọng hay chỉ là nói không rõ, phát âm không đúng rất dễ mắc các lỗi sai tương tự.
  • Bệnh ảnh hưởng đến đường phát âm: bệnh xoang mũi, viêm VA,... khi trẻ mắc phải thì nguy cơ trẻ nói ngọng cao hơn những đứa trẻ khác.
  • Khiếm khuyết bẩm sinh: Không phải đứa trẻ nào cũng may mắn được phát triển bình thường, trẻ bị di dạng đường phát âm, ngắn lưỡi, sứt môi chẻ vòm, hở hàm ếch, rối loạn phát triển,... có thể ảnh hưởng đến phát âm, làm trẻ nói ngọng.
  • Suy giảm thính lực: Khi trẻ gặp các vấn đề về thính giác thì sẽ không đủ vốn từ để học nói đúng, đủ thành ra trẻ bị ngọng.

Ngoài ra, nguyên nhân nói ngọng ở người lớn có thể do mắc bệnh Parkinson, bị tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, u não gây ra các tổn thương lên vùng ngôn ngữ trong não bộ.

trẻ ngậm núm vú giả quá nhiều khiến cho trẻ có xu hướng thè lưỡi ra ngoài
trẻ ngậm núm vú giả quá nhiều khiến cho trẻ có xu hướng thè lưỡi ra ngoài

Thời điểm trẻ nói ngọng cần can thiệp trị liệu

Trẻ nói ngọng cần được can thiệp sớm tránh các hậu quả tiêu cực về sau, bởi giai đoạn đó trẻ rất dễ ảnh hưởng bởi tác động của môi trường xung quanh. Nếu nói ngọng kéo dài thì sẽ gặp các vấn đề như:

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý: Trẻ có thể bị tự ti, mất tự tin, sợ nói, khép kín, trầm cảm… khi bị bạn bè chê cười, trêu ghẹo hoặc xa lánh vì nói ngọng.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội: Trẻ có thể bị cô lập, kém giao tiếp, khó hòa nhập, khó kết bạn… khi không thể giao tiếp được với mọi người một cách rõ ràng và hiệu quả vì nói ngọng.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển học tập: Trẻ có thể bị hạn chế về kỹ năng đọc, viết, nghe, nói… khi không thể phát âm được các âm thanh chuẩn xác và đúng chính tả vì nói ngọng.

Theo Hiệp hội Thính giác-Nói-Ngôn ngữ Hoa Kỳ (ASHA), trẻ em từ 5 tuổi vẫn có dấu hiệu nói ngọng thì bạn nên cân nhắc việc tranh thủ sự giúp đỡ của những nhà trị liệu ngôn ngữ từ sớm. Những bài tập trị liệu sớm sẽ giúp điều chỉnh tật nói ngọng của trẻ dễ dàng hơn, có thể thực hiện tại nhà.

Tuy nhiên, dù ở độ tuổi nào, nói ngọng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và cần được trị liệu phù hợp. Việc trị liệu càng sớm thì trở ngại nói càng nhanh được sửa chữa.

Bạn có thể tham khảo một số khóa học của Trung tâm VMC:

Trẻ nói ngọng cần được can thiệp sớm về hậu quả về sau

Cách dạy trẻ nói ngọng

1. Nhận thức đúng về nói ngọng

Một số trẻ nói ngọng không thể sửa dễ dàng do chúng không nhận thức được sự khác biệt trong cách phát âm của họ so với người khác. Chính vì vậy, cần nâng cao nhận thức này bằng cách mô hình hóa cách phát âm đúng và không đúng sau đó cho trẻ xác định cách nói chính xác.

Là bố mẹ hoặc người thân, bạn có thể sử dụng kỹ thuật này ngay tại nhà, không cần tập trung vào các từ "sai" khiến trẻ nản lòng, mà để trẻ xác định đâu mới là cách phát âm chính xác.

2. Vị trí lưỡi

Trẻ nói ngọng đa số bị ảnh hưởng bởi vì đặt sai vị trí lưỡi, do đó phải cho trẻ thấy sự khác nhau của âm thanh khi vị trí lưỡi khác nhau. Từ đó dạy trẻ phát âm đúng qua vị trí của lưỡi.

Ví dụ, khi phát âm các phụ âm "s" và "x", cần phải uốn lưỡi, nhưng tùy vào mức độ uốn lưỡi sẽ phát ra các âm khác nhau.

3. Luyện từ đến cụm từ

Đầu tiên, hãy để trẻ thực hành từng âm để hiểu được vị trí lưỡi, sau đó là các từ và cuối cùng là chuyển thành các cụm từ. Bạn có thể lấy các từ khó và đặt chúng trong một câu để trẻ thực hành, rồi dần chuyển sang nhiều cụm từ khó liên tiếp trong câu.

4. Các cuộc hội thoại

Hội thoại này sẽ tập hợp các bài tập trước đó. Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể trò chuyện với bố mẹ và bạn bè của chúng mà không nói ngọng mặc dù chưa được tự nhiên.

Bố mẹ có thể cho trẻ thực hành tại nhà bằng cách những câu chuyện xung quanh (có thể là trẻ hoặc bố mẹ kể) rồi đặt câu hỏi và trả lời nhanh.

5. Uống qua ống hút

Uống qua ống hút là bài tập bổ sung đơn giản tại nhà vào bất cứ lúc nào có cơ hội. Nó có thể giúp trẻ nói ngọng bằng cách buộc lưỡi rút lại, thay vì đẩy về phía trước.

Mặc dù, uống qua ống hút không thể tự chữa khỏi nói ngọng, nhưng nó có thể giúp bạn tạo ra nhận thức đúng về vị trí lưỡi cần thiết trong một số từ và cụm từ.

Cách dạy trẻ nói ngọng

Trẻ nói ngọng phải làm sao?

Bố mẹ luôn lo lắng rằng "Trẻ nói ngọng phải làm sao?". Tuy nhiên việc trị liệu không quá khó như mọi người tưởng tưởng, bố mẹ hãy lưu ý một số điều sau:

  • Không chê cười, không bắt chươc, không ép buộc con phải nói đi nói lại: nó sẽ làm tổn thương tâm lý trẻ, khiến trẻ sợ nói và thậm chí là không muốn giao tiếp với ai kể cả bố mẹ.
  • Không chỉ trích, không so sánh: Trẻ có lòng tự trọng và những lời lẽ đó sẽ làm chúng mất đi lòng tự trọng và sự tự tin vốn có, khiến trẻ luôn cảm thấy mình kém cỏi và bất tài.
  • Không quá lo lắng, không quá bạo lực: Cảm xúc của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến con cái, chúng có thể cảm nhận được và cảm thấy căng thẳng và lo sợ.
  • Luôn khuyến khich, khen ngợi và động viên: Những lời nói đó là động lực của trẻ, khiến trẻ cảm nhận được giá trị của mình, sự yêu quá và quan tâm của người khác cho mình.
  • Lắng nghe, quan tâm và hỗ trợ: Bố mẹ có thể tạo cho trẻ một môi trường giao tiếp tích cực từ những điều trên, để trẻ cảm thấy mình được chia sẻ và giúp đỡ khi nói.

Quá trình trị liệu không phải là chuyện ngày một ngày hai nên bố mẹ cần chuyển bị tâm lý, kiên nhẫn hướng dẫn cho trẻ.

Bố mẹ nên khuyến khích, khen ngợi và động viên con

Qua bài viết trên, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ về trẻ nói ngọng, khi nào cần can thiệp trị liệu và những cách dạy trẻ nói ngọng hiệu quả. Đừng quên vào Trung tâm VMC để cập nhật những tin tức sức khỏe mới nhất nhé.

#vmc #khoahoc #uudai #chamsocsuckhoe #roiloanphattrien #trenoingong

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address