Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị liệu hiệu quả

Thoái hóa khớp
Chia sẻ

Hiện nay, thoái hóa khớp ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo số liệu của Hội Cơ Xương Khớp Việt Nam cho thấy, tỷ lệ thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi trên 35 là khoảng 30%, trên 65 tuổi là 60% và trên 80 tuổi là 85%. Thoái hóa khớp không chỉ gây đau đớn, mất chức năng, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp (tên tiếng anh là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis) là tình trạng tổn thương sụn khớp và các mô xung quanh khớp, kèm theo các phản ứng viêm và làm giảm dịch ở khớp.

Sụn khớp là lớp đệm bao phụ lên bề mặt xương, có chức năng bảo vệ, giảm ma sát trong khớp, chúng đóng vai trò như “bộ phận giảm xóc”. Tuy nhiên khi khớp bị thoái hóa thì lớp sụn bị bào mòn, xù xì dẫn đến khớp không thể vận hành tốt gây viêm, sưng, cứng, đây và giảm các chức năng khớp.

Những trường hợp nặng, sụn không thể che phủ toàn bộ đầu xương làm cho xương dưới sụn cọ xát vào nhau, thậm chí là bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh sẽ vô cùng đau đớn. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) có đến 80% người bị bệnh thoái hóa khớp hạn chế về vận động và 25% người không thể thực hiện các sinh hoạt hằng ngày.

Hình ảnh thoái hóa khớp
Hình ảnh thoái hóa khớp

Các giai đoạn của thoái hóa khớp

Theo các chuyên gia, thoái hóa khớp có 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Không thấy có biểu hiện rõ ràng

Giai đoạn này hầu hết mọi người thường không tìm cách điều trị vì không có biểu hiện rõ ràng nào, một số người chỉ khi đứng lên ngồi xuống liên lục mới cảm thấy đầu gối hơi đau. Nhưng ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể mất 10% sụn giữa các khớp, đã có sự phát triển của gai xương.

Việc điều trị ở giai đoạn 1 là tập trung là thay đổi lối sống như tập thể dục, giảm cân, yoga, tập võ và có các thực phẩm bổ sung, thuốc không kê đơn nếu bạn bị đau.

Giai đoạn 2: Có biểu hiện nhẹ

Ở giai đoạn 1 thì mới có sự phát triển của gai xương thì sang giai đoạn 2 nó đã hình thành và phát triển hơn, gây đau đớn. Khoảng cách giữa các khớp lúc này đã bắt đầu thu hẹp lại một chút, enzyme có thể băt đầu phá vỡ sụn.

Cũng may là lớp sụn vẫn chưa bị tổn thương nhiều, dịch khớp vẫn đủ để nuôi dưỡng và bôi trơn khớp nên hoạt động khớp vẫn bình thường. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cảm nhận được sự cứng, đau nhức khi trời lạnh hoặc khi ngủ dậy.

Ở giai đoạn này, chụp X-quang đã có thấy hình ảnh của gai xương, khe khớp đã bị thu hẹp và sụn khớp bắt đầu nứt vỡ.

Giai đoạn 3: Bắt đầu tổn thương rõ nét

Giai đoạn này hình chụp X-quang sẽ thấy rất rõ sụn giữa các xương bắt đầu có dấu hiệu bào mòn, thậm chí là biến dạng. Khoảng cách giữa các khớp thu hẹp rõ rệt và nhiều gai xương đã phát triển và to ra.

Khi thoái hóa khớp tiếp tục phát triển, sụn khớp sẽ bị bào mòn và có dấu hiệu vỡ ra, xương dày lên ra bên ngoài, thành cục. Các mô xung quanh khớp có thể bị viêm và tietes ra chất lỏng hoạt dịch làm sưng gọi là viêm bao hoạt dịch.

Người mắc thoái hóa khớp lúc này đã bắt đầu cảm thấy khó chịu, đâu khi phải đi bộ nhiều hay chạy bộ, quỳ, leo cầu thang,…

Giai đoạn 4: Có biểu hiện nặng

Là giai đoạn nghiêm trọng nhất, lượng sụn ở các khớp giảm hơn 60%, có trường hợp nó còn bị mất hoàn toàn. Lúc này khoảng cách giữa các khớp nhỏ hơn rất nhiều, có thể đầu xương tiếp xúc vào nhau, dịch khớp để bôi trơn có rất ít và gia xương lớn hơn nhiều.

Hầu hết bệnh nhân đến giai đoạn này đề bị đau nhiều khi sử dụng các khớp bị thoái hóa, hoạt động hằng ngày có thể rất khó khăn hoặc là không thể thực hiện được nữa. Độ cứng, sưng và viêm lúc này vô cùng nghiêm trọng.

Hình ảnh các giai đoạn của thoái hóa khớp
Hình ảnh các giai đoạn của thoái hóa khớp

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp chính là sự mất cân bằng giữa sụn khớp được tái tạo và sụn khớp bị "bào mòn". Và một số yếu tố có thể được cho là nguyên nhân thoái hóa khớp là:

  • Tuổi: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc thoái hóa khớp càng lớn, do những thay đổi của cơ thể đi kèm quá trình lão hóa, như cơ bắp yếu đi, tăng cân và khả năng tự chữa lành kém đi.
  • Béo phì: Thừa cân là yếu tố trọng yếu gây ra các bệnh xương khớp, đặc biệt là các khớp chịu trọng lượng lớn như đầu gối và hông.
  • Chấn thương khớp: Một chấn thương nặng hoặc phẫu thuật ở khớp có thể có nguy cơ đến viêm xương khớp. Nếu hoạt động và tập thể dục bình thường thì không gây ra viêm xương khớp, ngược lại nếu hoạt động rất nặng nhọc hay các công việc đòi hỏi thể chất thì có thể làm tăng nguy cơ của bạn.
  • Di truyền: Một số người thừa hưởng các gen ảnh hưởng đến khả năng mắc bênh thoái hóa ở tay, đầu gối hoặc hông.
  • Các bệnh khớp khác: Đôi khi viêm xương khớp là kết quả của tổn thương từ một số bệnh khớp khác như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gút.

Hai yếu tố có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng của thoái hóa khớp nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp là thời tiết và chế độ ăn uống.

 Thoái hóa khớp chính là sự mất cân bằng giữa sụn khớp được tái tạo và bị bào mòn
Thoái hóa khớp chính là sự mất cân bằng giữa sụn khớp được tái tạo và bị bào mòn

Triệu chứng thoái hóa khớp

Một người thường chỉ bị thoái hóa ở một hoặc vài khớp cùng một lúc, mỗi vị trí thoái hóa khớp sẽ có các dấu hiệu khác nhau:

  • Đau khi vận động khớp, tình trạng này có thể cải thiện khi nghỉ ngơi. Đối với một số người, giai đoạn sau của bệnh, cơn đau có thể trầm trọng hơn vào ban đêm, nỗi đau có thể cố định hoặc lan rộng.
  • Cứng khớp, thường kéo dài dưới 30 phút, vào buổi sáng hoặc một khoảng thời gian nghỉ ngơi không vận động.
  • Những thay đổi ở khớp có thể hạn chế cử động khớp.
  • Sưng trong và xung quanh khớp, đặc biệt là sau khi hoạt động nhiều hoặc sử dụng vùng đó.
Triệu chứng thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở mọi khớp trên cơ thể, có thể kể đến một số khớp chịu ảnh hưởng nặng như đầu gối, cột sống, háng, cổchân, ngón tay,…

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối hiện nay rất phổ biến bởi gối luôn phải gánh chịu một trọng lực rất lớn để có thể giữ cho cơ thể giữ được thăng bằng khi xoay và di chuyển.

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối thường là đau phía trước hoặc bên cạnh đầu khối khi cơ thể phải chịu một lực nặng đặc biệt khi ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, có thể nghe tiếng lách cách khi vận động. Khớp gối có thể bị cong hay méo do sụn bị bào mòn không đều.

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây cảm giác cứng và đau ở vùng cổ hoặc thắt lưng. Những cơn đau dữ dội, tê ở dọc cột sống do các gai xương (gai cột sống) kích thích dây thần kinh cột sống, đôi khi còn gây ngứa ran sang các bộ phận khác.

Thoái hóa khớp háng

Người bị thoái hóa khớp háng sẽ bị lại khó khăn hơn bởi có thể sẽ bị đau ở háng, mông, đùi hoặc đầu gối, cái đau nàu có thể lan ra chân và gây tê, mất cảm giác. Khớp háng sẽ bị cứng và giảm các chức năng làm cho người bệnh đi lại co giật, sụt chân.

Thoái hóa khớp cùng chậu

Các dấu hiệu dễ bắt gặp của thoái hóa khớp cùng chậu là đau ở vùng thắt lưng, hông, xương cụt, đâu có thể lan ra mông, đùi hoặc bẹn. Khi khớp cùng chậu bị cứng và giảm chức năng, làm người bệnh khó uốn cong, xoay người và nâng chân.

Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay

Sự thoái hóa khớp ở bàn tay và bàn tay xảy ra theo thời gian, càng lớn tuổi thì lượng máu cung cấp để nuôi dinh dưỡng ở các sụn giảm.

Thoái hóa khớp ở côt tay và bàn tay xảy ra theo thời gian
Thoái hóa khớp ở côt tay và bàn tay xảy ra theo thời gian

Các phương pháp trị liệu thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là căn bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Đối với các triệu chứng khác nhau sẽ có cách kết hợp các phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc. Các phương pháp điều điều trị đó bao gồm:

Giảm cân nếu thừa cân

Những người thừa cân, béo phì thì đầu gối hay hông của họ phải chịu một áp lực trọng lượng rất lớn. Chính vì vậy giảm cân không chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng thoái hóa khớp mà còn làm chậm quá trình thoái hóa.

Tập thể dục hoặc yoga

Tập thể dục rất quan trọng trong việc cải thiện tính linh hoạt, ổn định của khớp và sực mạnh của cơ bắp. Những bài tập vừa sức được chứng minh là làm giảm mức độ đau đớn và tàn tật mà những người bị thoái hóa khớp gặp phải.

Ngoài ra, Yoga được coi như là một phương pháo vận động cường độ thấp rất tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối đặc biệt là người cao tuổi. Những bài tập hỗ trợ cải thiện khả năng vận động cũng như tư thế của người bị thoái hóa từ chuyên gia, bạn có thể tham khảo một số khóa học sau:

Bài tập yoga cho những người thoái hóa khớp

Các bài tập yoga trị liệu đau mỏi cổ vai gáy

Các bài tập yoga giảm đau lưng và cột sống tại nhà

Xoa bóp

Với phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, các động tác xoa bóp có thể giúp thư giãn, làm dịu cơn đau, đồng thời kích thích lượng máu đến khu vực này. Tuy nhiên, vẫn cần phải kết hợp cùng các phương pháp khác để đạt hiệu quả cao nhất. Liệu pháp xoa bóp, massage này rất dễ thực hiện và có thể tự thực hiện tại nhà nếu đảm bảo đúng kỹ thuật vẫn đem lại hiệu quả như mong muốn.

Bạn có thể tham khảo một số khóa học xoa bóp sau:

Thư giãn và phục hồi đau cổ vai gáy

Trị liệu vùng lưng, phòng chống thoái hóa, thoát vị đĩa đệm

Xoa bóp trị liệu đau cổ vai gáy theo phương pháp y học cổ truyền

Xoa bóp giảm đau khớp gối do thoái hóa khớp, khô khớp

Phòng ngừa và phục hồi do thoái hóa khớp, cột sống

Massage, bấm huyệt

Massage và bấm huyệt là những liệu pháp Đông y có thể giảm các triệu chứng thoái hóa đau, nhức. Khi sử dụng liệu pháp này cần hiểu rõ về các huyệt đạo, tìm địa chỉ uy tín.

Bạn có thể tham khảo các khóa học sau của Trung tâm VMC:

Phục hồi đau mỏi cổ vai gáy toàn diện bằng phương pháp massage bấm huyệt

Phục hồi và trị liệu đau mỏi thắt lưng hông bằng massage, bấm huyệt

Massage, bấm huyệt phục hồi và giảm đau nhức khớp gối toàn diện

Các khóa học đều đang có ưu đãi lớn

Thuốc

Hiện nay chưa có loại thuốc nào chứng minh được có thể đảo ngược hoặc làm chận sự phát triển của thoái hóa khớp. Các loại thuốc chỉ đang tập trung vào giảm đau, kháng viêm nó có thể là thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc bôi tại chỗ dưới dạng dán, kem, xoa hoặc xịt.

Tuy các loại thuốc này có thể mua mà không cần kê đơn nhưng cần phải tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ hay lạm dụng thuốc quá đà.

Phẫu thuật

Bệnh nhân chỉ nên phẫu thuật nếu đã bị thoái hóa khớp nặng như biến dạng khớp, không cử động được, thoái hóa khớp kèm viêm bao hoạt dịch,... không thể can thiệp bằng các biện tháp thông thường được. Tùy vào trường hợp thì bác sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật phù hợp

Tiêm tế bào gốc

Phương pháp Đông y tiêm tế bào gốc được đánh giá an toàn hơn phẫu thuật tuy nhiên có nhiều mặt hạn chế như chỉ kéo dài được 3-4 năm (người già thì ngắn hơn) và tồn tại nhiều rủi ro không đáp ứng được thuốc mà chi phí rất cao.

Phương pháp trị liệu thoái hóa khớp bằng tiêm tế bào gốc

Tổng kết

Thoái hóa khớp là một bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh, đặc biệt thoái hóa khớp ở ngưởi trẻ tuổi ngày càng nhiều. Chính vì vậy, hãy chăm sóc khớp ngay bây giờ bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và hợp lý cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng cho sụn khớp.

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address