Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Những điều cần phân biệt về loãng xương và thoái hóa khớp

Loãng xương và thoái hóa khớp Những điều cần phân biệt
Chia sẻ

Loãng xương và thoái hóa khớp là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng lại có những triệu chứng tương tự nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Bài viết sau sẽ giúp bạn xác định đúng bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Loãng xương và thoái hóa khớp là bệnh gì?

Loãng xương và thoái hóa khớp đều là những căn bệnh gây đau đớn và thường xảy ra phổ biển ở người già. Để phân biệt được hai loại bệnh trên, bạn cần xác định chính xác chúng là bệnh gì?

Loãng xương

Loãng xương (hay còn gọi là osteoporosis) là một bệnh về xương phát triển khi mật độ khoáng xương và khối lượng xương giảm hoặc cấu trúc và sức bền của của xương thay đổi. Điều này có thể làm giảm sức mạnh của xương và tăng nguy cơ bị gãy xương.

Loãng xương là một căn bệnh "thầm lặng" vì người bệnh sẽ không có những triệu chứng đặc biệt nào và thậm chí họ chỉ có thể biết mình mắc bệnh sau khi đã bị gãy xương. Loãng xương là nguyên nhân chính gây gãy xương ở phụ nữ mãn kinh và nam giới lớn tuổi.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp (hay còn gọi là osteoarthritis hay ...) là bệnh xương khớp phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới, nó xảy ra khi sụn bảo vệ đệm các đầu xương bị bào mòn theo thời gian.

Các triệu chứng của thoái hóa khớp thường có thể kiểm soát được mặc dù đây là bệnh không thể hoàn toàn chữa khỏi. Mặc dù thoái hóa có thể làm tổn thương bất kỳ khớp nào nhưng nó thường xảy ra ở các khớp ở đầu gối, hông, tay chân và cột sống của bạn.

Hiểu rõ loãng xương và thoái hóa khớp

Phân biệt loãng xương và thoái hóa khớp

Để phân biệt được loãng xương và thoái hóa khớp bạn cần căn cứ vào các thông tin sau:

Triệu chứng của loãng xương và thoái hóa khớp

Loãng xương được gọi là căn bệnh "thầm lặng" vì thường không có triệu chứng khi gãy xương xảy ra. Các triệu chứng của loãng xương ở cột sống bao gồm đau lưng nghiêm trọng, giảm chiều cao hoặc dị tật cột sống như tư thế khom lưng.

Loãng xương có thể khiến cho xương có thể trỏe nên mỏng manh đến mức gãy xương xảy ra một cách tự nhiên hoặc là kết quả của:

  • Những cú ngã nhẹ, nếu người có xương khỏe mạnh thì sẽ không gây gãy xương ở độ cao đó.
  • Những hoạt động thông thường như cúi, nâng hoặc thậm chí là ho.
Triệu chứng của loãng xương

Thoái hóa khớp thường có biểu hiện rõ ràng hơn loãng xương, nó trầm trọng hơn theo thời gian:

  • Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau trong và sau khi di chuyển
  • Độ cứng khớp có thể thấy rõ nhất khi thức dậy hoặc sau một thời gian không hoạt động.
  • Khớp có thể thấy đau khi ấn nhẹ vào chỗ thoái hóa đó.
  • Khớp mất đi tính linh hoạt, không thể di chuyển khớp không toàn bộ phạm vi chuyển động của nó.
  • Nghe thấy tiếng bốp hoặc răng tắc khi sử dụng khớp đó.
  • Sưng tấy do viêm mô mềm xung quanh khớp.

Nguyên nhân dẫn đến loãng xương và thoái hóa khớp

Nguyên nhân dẫn đến loãng xương hiện nay vẫn chưa có đáp án chính xác, nhưng một số nguy cơ nhất định có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh loãng xương hoặc tăng khả năng bạn mắc bệnh này như:

  • Giới tính: Phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn loãng xương cao hơn, phụ nữ có lượng xương đỉnh thấp hơn và xương nhỏ hơn nam giới. Tuy nhiên thì nam giới vẫn có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là người lớn tuổi.
  • Tuổi: Ở độ tuổi càng cao thì quá trình mất xương xảy ra nhanh hơn và tốc độ phát triển của xương lại chậm hơn.
  • Thay đổi hormone: Nồng độ hormone thấp nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương:
    • Nồng độ estrogen thấp ở phụ nữ sau mãn kinh.
    • Nồng độ estrogen thấp do không có kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết tố hoặc mức độ hoạt động thể chất quá mức.
    • Mức testosterone thấp ở nam giới. Đàn ông mắc các bệnh gây ra nồng độ testosterone thấp có nguy cơ mắc bệnh loãng xương. 
  • Ăn kiêng: Ăn kiêng quá mức hoặc quá ít chất đạm, canxi và vitamin D có thể răng nguy cơ mất xương và loãng xương.
  • Di truyền: Nếu bố mẹ của bạn có tiền sử mắc bệnh loãng xương thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này
  • Thuốc: Sử dụng lâu dài một số loại thuốc có thể khiến bạn dễ bị mất xương và loãng xương, chẳng hạn như:
    • Glucocorticoids và hormone adrenocorticotropic, điều trị các tình trạng khác nhau, chẳng hạn như hen suyễn và viêm khớp dạng thấp.
    • Thuốc chống động kinh, điều trị co giật và các rối loạn thần kinh khác.
    • Thuốc trị ung thư, sử dụng hormone để điều trị ung thư vú và tuyến tiền liệt.
    • Thuốc ức chế bơm proton, làm giảm axit dạ dày.
    • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, điều trị trầm cảm và lo âu.
    • Thiazolidinediones, điều trị bệnh tiểu đường loại II.
  • Cách sống: Một lối sống không lành mạnh cũng là một nguy cơ gây mắc bệnh như hoạt động thể chất ít, uống rượu nhieeufm hút thuốc,...
  • Ngoài ra còn một số nguy cơ liên quan đến y tế khác. Bên cạnh đó cũng có một số người mắc bệnh loãng xương mà không có bất kỳ nguy cơ nào kể trên
Phụ nữ có khả năng mắc bệnh loãng xương cao hơn đặc biệt sau mãn kinh

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp là do sụn và các mô khác trong khớp bị phá vỡ hoặc có sự thay đổi về cấu trúc, nguyên nhân chủ yếu là do sự bào mòn theo thời gian hay là do độ tuổi. Ngoài ra còn có một số yết có có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:

  • Thừa cân hoặc béo phì.
  • Tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật khớp.
  • Sử dụng quá mức từ các chuyển động lặp đi lặp lại của khớp.
  • Các khớp không hình thành chính xác.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh viêm xương khớp.

Phương pháp trị liệu cho loãng xương và thoái hóa khớp

Với những triệu chứng và nguyên nhân khác nhau giữa loãng xương và thoái hóa khớp đã kể trên thì sẽ có những phương pháp trị liệu phù hợp cho mỗi bênh.

Phương pháp trị liệu cho loãng xương

Loãng xương không thể chữa khỏi hoàn toàn nên mục tiêu điều trị là ngăn ngừa gãy xương và đồng thời dùng thuốc để củng cố lại xương của người bệnh. Việc quyết định người bệnh có cần điều trị không còn phụ thuộc vào nguy cơ gãy xương trong tương lại cũng như tuổi tác, giới tính và kết quả quét mật độ xương của người bệnh.

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc loãng xương thì để giảm nguy cơ mắc bệnh bạn có thể thực hiện một số điều sau đây:

  • Tập thể dục thường xuyên để giữ cho xương của bạn chắc khỏe nhất có thể
  • Ăn uống lành mạnh  – bao gồm thực phẩm giàu canxi và vitamin D
  • Uống thuốc bổ sung hàng ngày có chứa 10 microgam vitamin D
  • Thực hiện thay đổi lối sống - chẳng hạn như  bỏ hút thuốc và giảm  tiêu thụ rượu
Phương pháp trị liệu cho loãng xương và thoái hóa khớp - Tập thể dục

Phương pháp trị liệu cho thoái hóa khớp

Cũng như loãng xương, thoái hóa khớp không có cách chữa trị nên các bác sĩ thường kđiều trị để giảm bớt các triệu chứng bằng các kết hợp các liệu pháp như:

  • Tăng cường hoạt động thể chất
  • Vật lý trị liệu với các bài tập tăng cường cơ bắp
  • Giảm cân
  • Thuốc, bao gồm thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc theo toa
  • Các thiết bị hỗ trợ như nạng, gậy
  • Phẫu thuật (nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả)

Cùng trung tâm VMC tìm hiểu một số khóa học trị liệu thoái hóa khớp bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt trong y học cổ truyền:

Phương pháp trị liệu cho loãng xương và thoái hóa khớp
Phương pháp trị liệu cho loãng xương và thoái hóa khớp

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã đủ cơ sở để phân biệt loãng xương và thoái hóa khớp. Đừng để chỉ vì sự nhầm lẫn giữa hai căn bệnh trên mà chậm trễ trong việc lựa chọn phương pháp trị liệu phù hợp.

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address