Về kiến thức:
Về kỹ năng:
Sau khóa học, Học viên sẽ có được những kỹ năng cơ bản sau:
Lo lắng là một phần bình thường và tất yếu của cuộc sống mà ai cũng đối mặt. Đối với thanh thiếu niên, lo lắng một chút là bình thường, thậm chí còn giúp tạo động lực cho việc học, thành tích… Tuy nhiên, nếu sự lo lắng kéo dài dai dẳng và quá mức so với thực tế, đó có thể là biểu hiện của rối loạn lo âu.
Lo âu là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở trẻ em và vị thành niên, tỷ lệ dao động 6,5 - 25% tùy nghiên cứu;
Một đánh giá có hệ thống về các nghiên cứu được thực hiện ở 27 quốc gia ước tính rằng tỷ lệ mắc chứng rối loạn lo âu ở trẻ em trên toàn thế giới là 6,5%.
Tại Mỹ, gần 8,3% trẻ em trong khoảng 3 - 17 tuổi có rối loạn lo âu. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia ước tính rằng tỷ lệ mắc rối loạn lo âu ở thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi là 25% và tỷ lệ mắc chứng lo âu nghiêm trọng là khoảng 5,9%.
Tỷ lệ phổ biến khoảng 20% đối với ám ảnh đặc hiệu (sợ đi thang máy, sợ bẩn, sợ nhiễm bệnh…), 9% đối với chứng rối loạn lo âu xã hội, 8% đối với chứng rối loạn lo âu chia ly và 2% đối với rối loạn sợ khoảng trống, rối loạn hoảng sợ và rối loạn lo âu lan tỏa.
Lo âu ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần chứ không chỉ đơn thuần là cảm giác. Trẻ có thể thường cảm thấy căng thẳng, bồn chồn, dễ kích động và lo lắng thái quá về tình huống mình đang sắp gặp phải hoặc hiếm khi xảy ra. Điều này gây phiền muộn và cản trở việc học tập ở trường, quan hệ bạn bè, thú vui sở thích và các hoạt động trong cuộc sống của trẻ.
Chính vì vậy khóa học: "Cùng con vượt qua chứng rối loạn lo âu ở độ tuổi vị thành niên" sẽ mang đến cho các quý vị phụ huynh và người chăm sóc những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể phát hiện sớm và trợ giúp, đồng hành hiệu quả với con.
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Bài 1: Trẻ vị thành niên và các đặc điểm tâm lý trẻ vị thành niên
Bài 2: Rối loạn lo âu là gì?
Bài 3: Rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên
Bài 4: Các nhóm/dạng lo âu thường gặp ở trẻ vị thành niên
CHƯƠNG 2: CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT RỐI LOẠN LO ÂU Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Bài 1: Các dấu hiệu về cơ thể
Bài 2: Các dấu hiệu về cảm xúc tinh thần
Bài 3: Các dấu hiệu về hành vi
Bài 4: Phân biệt lo âu và trầm cảm
Bài 5: Nguyên tắc và cách thức để nhận diện các dấu hiệu rối loạn lo âu
CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA RỐI LOẠN LO ÂU Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Bài 1: Nguyên nhân từ các yếu tố di truyền
Bài 2: Nguyên nhân từ loại hình thần kinh
Bài 3: Nguyên nhân từ sang chấn tâm lý
CHƯƠNG 4: HIỂU ĐÚNG VỀ RỐI LOẠN LO ÂU Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Bài 1: Những ảnh hưởng nguy hiểm của rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên
Bài 2: Tâm lý của người lo âu
CHƯƠNG 5: VAI TRÒ CỦA CHA MẸ VÀ NGƯỜI CHĂM SÓC TRONG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TRẺ CÓ RỐI LOẠN LO ÂU
Bài 1: Nhận thức đúng đắn về vai trò của cha mẹ
Bài 2: Các cách thức hỗ trợ
Bài 3.1: Các bài tập hỗ trợ (Phần 1)
Bài 3.2: Các bài tập hỗ trợ (Phần 2)
Bài 4: Thay đổi suy nghĩ
Bài 5: Tìm kiếm các nhà trị liệu và cơ sở hỗ trợ uy tín
BÀI KIỂM TRA CUỐI KHOÁ
Bài kiểm tra cuối khoá
Tính điểm điều kiện Hoàn thành khoá học
ĐIỀU KIỆN HOÀN THÀNH KHOÁ HỌC, CẤP CHỨNG NHẬN