Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng?

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng
Chia sẻ

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 45% trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì có liên quan đến suy dinh dưỡng. Bài viết này, trung tâm VMC cung cấp cho các bạn các thông tin về dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng và các biện pháp phòng ngừa và điều trị.

1. Suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt quá mức một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Nhận biết dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng sớm và điều trị ngay là rất quan trọng bởi suy dinh dưỡng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiệm trọng cho sức khỏe và phát triển của bé:

  • Phát triển trí não chậm làm giảm khả năng tập trung và sáng tạo của bé
  • Hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng và mãn tính
  • Gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy tim, suy thận, suy hô hấp, suy não
  • Tăng nguy cơ tử vong ở trẻ em
Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng
Nhận biết dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng rất quan trọng

2. Các dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi

2.1. Các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng theo cân nặng và chiều cao

Cân nặng và chiều cao là yếu tố đầu tiên để đánh giá một đứa trẻ có phát triển bình thường hay không. Trung bình, một đứa trẻ khỏe mạnh, đầy đủ tháng sinh có cân nặng khoảng 3kg và cao khoảng 50 cm.

Trong quá trình phát triển, trẻ tăng cân nhanh nhất ở 3 tháng đầu: tăng từ 1-2 kg/tháng; 3 tháng tiếp theo trẻ tăng chậm hơn 0.5-0.6 kg/tháng; từ 6-12 tháng chỉ tăng từ 0.3-0.4 kg/tháng. Như vậy trẻ 1 tuổi sẽ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.

Chiều cao của trẻ cũng phát triển tương tự, 3 tháng đầu phát triển nhanh nhất từ 3cm/tháng; 3 tháng tiếp theo tăng từ 2-2.5 cm/tháng; 7-9 tháng sẽ tăng 2cm/tháng và 10-12 tháng chỉ tăng 1-15 cm/tháng. Như vậy, chiều cao của trẻ 1 tuổi chỉ tăng gấp khoảng 1.5 lần so với lúc mới sinh.

Bảng dưới đây là dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng dựa vào chiều cao và cân nặng suy dinh dưỡng từ 0-12 tháng tuổi:

Tháng tuổiCân nặng bé trai Cân nặng bé gái Chiều cao bé trai Chiều cao bé gái
0 tháng2.52.446.145.4
1 tháng3.43.250.849.8
2 tháng4.33.954.453.0
3 tháng5.04.557.355.6
4 tháng5.65.059.757.8
5 tháng6.05.461.759.6
6 tháng6.45.763.361.2
7 tháng6.76.064.862.7
8 tháng6.96.366.264
9 tháng7.16.567.565.3
10 tháng7.46.768.766.5
11 tháng7.66.969.967.7
12 tháng7.7771   68.9
Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ trong tình trạng suy dinh dưỡng từ 0-12 tháng tuổi (WHO)

Đối với trẻ từ 1-5 tuổi thì tăng cân và chiều cao diễn ra chậm hơn, trẻ từ 1-3 tuổi nếu chỉ tăng dưới 0.3kg/tháng hoặc dưới 1cm/tháng và trẻ từ 3-5 tuổi nếu chỉ tăng dưới 200g/tháng hoặc dưới 0.5 cm/tháng thì đó là dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng.

Tuổi Cân nặng bé trai Cân nặng bé gái Chiều cao bé trai Chiều cao bé gái
17.777168.9
29.798180.0
311.310.888.787.4
412.712.394.994.1
514.113.7100.799.9
Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ trong tình trạng suy dinh dưỡng từ 1-5 tuổi (WHO)

2.2. Các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng khác

  • Da luôn bị khô sạm, nứt nẻ, mẩn ngứa
  • Tóc khô rụng, khô, xơ và xoăn
  • Móng đặc biệt có hình thia hoặc hình ngọn núi dễ gãy, rất mềm
  • Chậm mọc răng, sâu răng hoặc thường xuyên viêm lợi, viêm nướu
  • Mắt thường xuyên bị khô, chảy nước mắt, sưng đỏ
  • Bé không chịu ăn hoặc ăn kém, hay ói mửa, dễ mắc bệnh tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai giữa
Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng
Các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng khác

3. Các thể loại suy dinh dưỡng

Dựa vào nguyên nhân, dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng, có thể chia thành 2 thể loại như sau:

3.1. Suy dinh dưỡng do thiếu protein

Nếu cơ thể trẻ có các triệu chứng như gầy còm, chậm lớn, yếu ớt, mệt mỏi, kém hấp thụ … thì đây chính là tình trạng thiếu hụt năng lượng và protein trong chế độ ăn uống của loại suy dinh dưỡng do thiếu thiếu protein.  Ở thể loại này cũng có 3 hình thái bệnh khác nhau là thể gầy còm, thấp còi, nhẹ cân.

  • Nhẹ cân (cân nặng thấp theo tuổi).
  • Thấp còi (chiều cao thấp theo độ tuổi).
  • Gầy mòn (cân nặng thấp hơn so với chiều cao).

3.2. Suy dinh dưỡng do thiếu vi chất dinh dưỡng

Sự thiếu hụt về lượng vitamin và khoáng chất (vi chất dinh dưỡng) có thể gây ra các triệu chứng suy dinh dưỡng như rối loạn tóc, móng, răng, xương khớp, hệ thần kinh, hệ miễn dịch,… Vì các vi chất này giúp cơ thể sản xuất các enzyme, nội tiết tố và các chất khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển đúng cách.

Những vi chất hay thiếu hụt dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ là vitamin A, thiếu sắt, thiếu iốt, thiếu canxi, thiếu kẽm…

Suy dinh dưỡng do thiếu protein

4. Các giải pháp phòng ngừa và điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng sau sinh, và tiếp tục bú sữa mẹ kết hợp với ăn dặm cho đến 2 tuổi hoặc hơn.
  • Đảm bảo luôn cho trẻ ăn đúng, đủ, ăn toàn và phù hợp nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn, gồm các nhóm thực phẩm chính như ngũ cốc, thịt, cá, đậu, trứng, sữa, rau, quả…
  • Tạo thói quen ăn đúng giờ, đúng cách cho trẻ, đặc biệt bố mẹ nên khuyến khích trẻ tự ăn hoặc khuyến khích trẻ ăn.
  • Tạo cho trẻ một môi trường sinh hoạt an toàn, hạnh phúc và một mối quan hệ gắn kết với gia đinh, bạn bè và xã hội.
  • Chơi cùng trẻ, khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động hay các hoạt động ngoại khóa có tính tương tác và xã hội cao.
  • Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi cân nặng và chiều của trẻ.

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung những gì để phục hồi và phát triển toàn diện?

Tổng kết

Qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn nhận biết dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng, có thêm kiến thức và kỹ năng để bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện của con yêu. Trung tâm VMC giới thiệu cho bạn Khóa học Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giúp bố mẹ có thể dễ dàng chăm sóc bé nhà mình.

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address