Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

3 Giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ: Những điều bố mẹ cần biết

Giai đoạn phát triển trí não của trẻ
Chia sẻ

Bạn có biết quá trình phát triển trí não của trẻ đã bắt đầu từ khi trong bụng mẹ và kéo dài đến khi 6 tuổi? Đâu là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến sự thành công và phát triển của trẻ trong tương lai. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ các giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ và những lời khuyên và gợi ý từ các chuyên gia.

1. Giai đoạn phát triển não bộ của trẻ từ khi trong bụng mẹ

Khi thai nhi chỉ có kích thước như quả nho thì hệ thần kinh và não bộ đã bắt đầu hình thành và phát triển từ tuần thai thứ 8.

1.1. Các giai đoạn chính trong quá trình phát triển

Chúng ta có thể chia thành 3 giai đoạn chính trong giai đoạn phát triển trí não của trẻ khi trong bụng mẹ như sau:

  • Từ tuần thai thứ 8 đến 16: Ở giai đoạn này, với tốc độ hàng tỷ tế bào thành kinh và các kết nối thần kinh được hình thành. Não bộ thai nhi cũng chia thành các khu vực khác nhau: vỏ não, tiểu não, tiểu não sau.
  • Từ tuần thai thứ 17 đến 26: Bước tiến của giai đoạn này là sự phát triển của các giác quan thai nhi và não bộ tiếp tục phát triển thêm các khu vực vùng điều kiển hô hấp, tiêu hóa, tim mạch.
  • Từ tuần thai thứ 27 đến sau sinh: Là giai đoạn hoàn thiện và phát triển, các tế bào thần kinh ngày cành tăng lên và não bộ cũng đã bắt đầu có thêm các nếp gấp, các khe hở như não bộ người trưởng thành.

Trẻ sẽ chào đời với bộ não nặng khoảng 300g, đạt 25% trọng lượng não bộ người trưởng thành.

giai đoạn vàng phát triển trí não thai nhi
Giai đoạn vàng phát triển trí não thai nhi

1.2. Lưu ý

Để thuận lợi cho giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ, các chuyên gia có một số lưu ý cho mẹ bầu như sau:

  • Các dưỡng chất quan trọng tốt cho sự phát triển trí não bộ thai nhi là axit folic, DHA, iốt, sắt, kẽm… Mẹ bầu có thể dùng các loại thuốc bổ hoặc virtamin theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây hại cho thai nhi như rượu, thuốc lá, thuốc an thần, thuốc trừ sâu… hoặc các nguồn ô nhiễm không khí, nước, thức ăn.
  • Tạo một môi trường yêu thương cho bé ngay từ khi trong bụng bằng cách trò chuện, hát ru, cho nghe nhạc, vuốt ve bụng mẹ … để trẻ có thể cảm nhận được tình yêu và quan tâm của mẹ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là các chỉ số huyết áp, đường huyết, protein niệu,… giúp phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

2. Giai đoạn phát triển não bộ của trẻ từ 0-2 tuổi

Giai đoạn từ 0-2 tuổi là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ và cận động của trẻ, cũng như ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển trí não của trẻ sau này.

2.1. Các giai đoạn chính trong quá trình phát triển

Theo các chuyên gia, có thể chia các giai đoạn phát triển trí não của trẻ từ 0-2 tuổi như sau:

Từ 0-6 tháng

Đây là giai đoạn đầu tiên sau khi sinh, sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh là bắt đầu hình thành các kết nối thần kinh (synapse) giữa các nơron tế bào thần kinh ở tốc độ hàng trăm triệu mỗi giây. Lúc này, trẻ sơ sinh đã biết cách bộc lộ cảm xúc, ngôn ngữ, vận động…

Chúng có thể học được bằng cách quan sát bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ hành động, bộc lộ cảm xúc. Từ đó, trẻ đã phản ứng lại với những chuyển động xung quanh như khóc, hét, cười, và thủ thỉ.

Từ 6-12 tháng

Với trọng lượng não bộ tăng gấp đôi, đạt 60% trọng lượng của não bộ người bình thường, đây là giai đoạn phát triển não bộ của trẻ nhanh chóng nhất.

Bây giờ, trẻ có những mối liên hệ mới với những gì chúng nghe, nhìn, nếm và cảm nhận được. Bố mẹ nên tăng thời gian tương tác, vui chơi với trẻ trong giai đoạn này để giúp trẻ học tập, hoàn thiện chức năng vận động và tương tác xã hội.

Từ 1-2 tuổi

Đây là giai đoạn đang hoàn thiện và phát triển của não bộ, với trọng lượng khi lên 2 tuổi đạt khoảng 80% trọng lưỡng não bộ của người trưởng thành. Khả năng học hỏi, ghi nhớ mọi sự vật, sự việc xung quanh của trẻ đã được hình thành.

Trẻ đã bắt đầu thể hiện cảm xúc của mình rõ ràng hơn bằng cách chỉ ra, hoặc bập bẹ nói những thứ mình muốn hay không muốn. Bố mẹ cũng có thể yên tâm để cho bé thực hiện một số việc đơn giản như uống nước, ăn bánh, xếp khối,…

Giai đoạn phát triển não bộ của trẻ từ 0-2 tuổi
Giai đoạn phát triển não bộ của trẻ từ 0-2 tuổi

2.2. Lưu ý

Chính vì vậy, để kích thích và hỗ trợ trong giai đoạn phát triển trí não trẻ từ 0-2 tuổi này, một số lời khuyên và gợi ý cho bố mẹ là:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, và uống thêm sau đó đến hơn 2 tuổi. Bởi sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiều và hỗ trợ bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng, phát triển trí não,…
  • Giao tiếp với trẻ thường xuyên bằng cách trò chuyện, hát hò, nhảy múa, và các trò chơi phù hợp với lứa tuổi… để trẻ có thể học theo, học ngôn ngữ mới, phát triển tư duy và sáng tạo của riêng mình.
  • Khuyến khích trẻ khám phá và học hỏi mọi vật xung quanh từ hoa cỏ, đồ vật đến các vùng đất mới. Điều này có thể giúp bé quan sát, mở rộng các kiến thức và kỹ năng sống của riêng mình.

3. Giai đoạn phát triển não bộ của trẻ từ 3 – 6 tuổi

Có thể nói đây là giai đoạn hoàn thiện bộ não trẻ, ảnh hưởng đến giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ trong tương lai, vì nó tác động đến quá trình tư duy, ghi nhớ, cũng như ngôn ngữ và vận động của trẻ.

3.1. Các giai đoạn chính trong quá trình phát triển

Giai đoạn phát triển trí não của trẻ từ 3-6 tuổi có thể chia thành các giai đoạn chính như sau:

Từ 3-4 tuổi: Trọng lượng não bộ của trẻ đã đạt đến 90-95% não bộ của người trưởng thành, trẻ đã có khả năng nói một số câu phức tạp hơn, có thể đối đáp với bố mẹ và tự làm được nhiều việc như mặc quần áo, đi vệ sinh,…

Từ 4-6 tuổi: Khi bé lên 5 thì não bộ đã hoàn thiện đạt gần 100% trọng lượng não bộ của người trưởng thành. Bố mẹ có thể bắt đầu cho bé học những cái phức tập hơn và sáng tạo hơn như học ngôn ngữ mới, chữ cái chữ số và các trò chơi có chiến thuật.

Giai đoạn phát triển trí não của trẻ
Giai đoạn phát triển trí não của trẻ từ 3-6 tuổi

3.2. Lưu ý

Là một giai đoạn quan trọng, bố mẹ cần chú ý cung cấp dinh dưỡng và tạo một môi trường an toàn và khoa học cho trẻ học tập.

  • Một thực đơn khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn phát triển não bộ của trẻ là rất cần thiết. Các chất dinh dưỡng quan trọng cho não bộ như DHA, omega-3, choline, sắt, kẽm, vitamin B,C,E,… có nhiều trong các thực thẩm như cá hồi, cá ngừ, trứng, thịt bò, gan,…
  • Tạo một môi trường sống và học tập thú vị và tích cực, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, các lớp học phát triển thêm kỹ năng múa, vẽ, hát,…
  • Đồng hành cùng trẻ, giáo dục trẻ các kỹ năng sống cơ bản, giá trị đạo đức, con người, cùng bé giải quyết các vấn đề xung quanh. Điều này không chỉ giúp trẻ hình thành ý thức, tự tin hòa nhập với môi trường mà còn gắn kết tình cảm bé và bố mẹ, gia đình.

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 10 loại thực phẩm tốt cho các giai đoạn vàng phát triển não bộ cho trẻ

4. Cách nhận biết và đánh giá giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ

Những bước đi đầu tiên, lần đầu tiên gọi mẹ, lần đầu tiên vẫy tay,… đó được gọi là những mốc phát triển của trẻ. Theo CDC, để theo dõi được các giai đoạn phát triển trí não của trẻ thì bố mẹ có thể quan sát được trong cách chơi, học, nói, hành động và di chuyển.

  • 2 tháng trẻ không phát ra ngoài âm thanh gì khác ngoài tiếng khóc.
  • 4 tháng đã có thể tạo ra các âm thanh như “oooo”, “aahh”, có thể giữ đầu ổn định mà không cần hỗ trợ, và bắt đầu cầm nắm được.
  • 6 tháng đã có thể nhận biết được người quen, thể hiện muốn ăn hoặc không ăn và có thể dựa vào tay để ngồi.
  • 9 tháng bé đã có thể tạo nhiều âm thanh như bà, mẹ, bố và bắt đầu thể hiện nhiều nét mặt hơn như vui, buồn, tức giận, sợ hãi.
  • 1 tuổi trẻ đã có thể đi, đứng, giữ đồ đạc và ngôn ngữ của bé bây giờ đã là có thêm một số từ khó hơn như “tạm biệt”, “bye”, “không”, “dạ”,…
  • 2 tuổi chạy, đá một quả bóng hay leo thang mà không có sự trở giúp đã trở nên nhuần nhuyễn hơn.
  • 3 tuổi bố mẹ có thể đặt các câu hỏi “ai”, “cái gì”, “ở đâu” hoặc “tại sao”, chẳng hạn như “Bà đâu rồi?” cho bé trả lời; bé có thể tự xâu chuỗi các vật dụng, tự mặc quần áo.
  • 4 tuổi bé bắt đầu thích là “người giúp việc”, học theo hành vi của người xung quanh, hay giả vờ làm “siêu anh hùng”.
  • 5 tuổi bé có thể kể lại một câu chuyện với nhiều sự kiện, sử dụng đúng các mốc thời gian như “hôm qua”, “ngày mai”, “buổi sáng” hoặc “đêm”.

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Phát triển trí não cho bé: 5 bước đơn giản mà hiệu quả từ chuyên gia

 Cách nhận biết và đánh giá giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ
Cách nhận biết và đánh giá giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ

Tổng kết

Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thể hiểu được các giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ từ đó có thể đồng hành và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Đừng quên vào Trung tâm VMC để hiểu thêm những kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc bé và gia đình nhé!

Trung tâm VMC giới thiệu khóa học:  Dinh dưỡng phát triển trí não cho trẻ trong 2 năm đầu đời.

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address