– Những người có nhu cầu tìm hiểu về dinh dưỡng giúp phòng ngừa, phục hồi, hỗ trợ cho người đau dạ dày.
– Người đi khám và đã được chẩn đoán đau dạ dày cần có kiến thức, kĩ năng dinh dưỡng an toàn khi kết hợp với thuốc và hỗ trợ phục hồi nhanh, phòng ngừa tốt.
– Gia đình có người đang bị đau dạ dày với những biểu hiện như đau bụng, ợ hơi, ợ chua, trào ngược… muốn tìm giải pháp dinh dưỡng để cải thiện tốt hơn
– Sinh viên nghành y, sinh viên đang theo học khối nghành dinh dưỡng
– Những người có nguy cơ cao bị đau dạ dày như:người uống nhiều rượu bia, cuộc sống nhiều áp lực, thói quen ăn uống sinh hoạt thất thường, ăn nhiều đồ cay nóng.
Về kiến thức:
– Học viên biết được nguyên nhân, triệu chứng, các vị trí đau dạ dày
– Học viên biết được vai trò của dinh dưỡng khi bị đau dạ dày và cách ăn uống khoa học
– Học viên năm được một số tình huống có thể xảy ra khi áp dụng chế độ dinh dưỡng theo chỉ dẫn
Về kỹ năng:
Sau khóa học, học viên có khả năng
– Biết cách ứng dụng nguyên tắc thay thế thực phẩm tương đương và có khả năng điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, linh hoạt hơn, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe khi bị đau dạ dày
– Nhận biết những biểu hiện của, và chủ động phát hiện được những nguyên nhân tại sao lại đau?
– Biết cách ứng dụng những nguyên tắc chế biến, lựa chọn thực phẩm phù hợp để phòng ngừa tái phát chủ động đau dạ dày về sau
Về tinh thần, thể chất:
– Khi được phục hồi, người bệnh sẽ ngủ ngon hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, cảm thấy thoải mái dễ chịu và có tâm trạng tích cực
– Dạ dày khỏe mạnh giúp người học cải thiện chức năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, thể trạng khỏe mạnh hơn, nhờ đó hỗ trợ rất tốt với những hoạt động thể chất hàng ngày, sức khỏe dẻo dai, bền bỉ hơn trong học tập, lao động và tập luyện.
Khoá học giới thiệu cho người học nắm được vị trí của dạ dày, cách nhận biết các triệu chứng của đau dạ dày, định hình sơ lược được nguyên nhân đau từ đó thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
Bên cạnh đó, khoá học còn dạy cho người học cách thay thế các thực phẩm trong cùng 1 nhóm để đảm bảo một bữa ăn phong phú, đa dạng mà vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc trong phòng và giải quyết tình trạng đau dạ dày.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Bài 1: Vị trí, chức năng của dạ dày
Bài 2: Các vị trí đau của dạ dày
Bài 3: Nguyên nhân gây đau dạ dày
Bài 4: Các triệu chứng đau dạ dày
Bài 5: Đối tượng nguy cơ cao bị đau dạ dày
Bài 6: Biến chứng tiềm ẩn do đau dạ dày
CHƯƠNG 2: CÁC THỰC PHẨM CUNG CẤP DINH DƯỠNG VÀ VAI TRÒ
Bài 1: Vai trò, nguồn cung cấp Protein (chất đạm)
Bài 2: Vai trò, nguồn cung cấp Lipid (chất béo)
Bài 3: Vai trò, nguồn cung cấp Glucid (carbohydrad- chất bột đường)
Bài 4: Vitamin và vai trò của vitamin B1
Bài 5: Chất khoáng và vai trò của kẽm
CHƯƠNG 3: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI ĐAU DẠ DÀY
Bài 1: Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng trong phòng và điều trị bệnh đau dạ dày
Bài 2: Các thực phẩm nên dùng dành cho người đau dạ dày
Bài 3: Các thực phẩm không nên dùng cho người đau dạ dày
Bài 4: Lưu ý chế độ ăn của người đau dạ dày do viêm loét dạ dày, tá tràng
Bài 5: Lưu ý chế độ ăn của người đau dạ dày do stress và lo lắng kéo dài
Bài 6: Lưu ý chế độ ăn của người đau dạ dày do tác dụng phụ của thuốc
Bài 7: Lưu ý chế độ ăn của người đau dạ dày do dị ứng và không dung nạp thực phẩm
Bài 8: Lưu ý chế độ ăn của người đau dạ dày do ung thư dạ dày
Bài 9: Cách ăn và phân chia bữa ăn hợp lý cho người đau dạ dày
Bài 10: Thực đơn mẫu cho người đau dạ dày do viêm loét dạ dày, tá tràng
Bài 11: Thực đơn mẫu cho người đau dạ dày do ung thư dạ dày
Bài 12: Thực đơn mẫu cho người đau dạ dày do nguyên nhân khác (stress, tác dụng phụ của thuốc)
Bài 13: Thực phẩm thay thế tương đương