Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Ngăn ngừa trẻ suy dinh dưỡng: Bí quyết và giải pháp từ chuyên gia

Để trẻ có thời gian chơi và vận động thường xuyên
Chia sẻ

Theo UNICEF, Việt Nam có khoảng 1.8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng và có nguy cơ tổn thương não và thể chất lâu dài và Việt Nam hiện phải đối mặt với dạnh nặng suy dinh dưỡng cao. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về suy dinh dưỡng ở trẻ em và giải pháp từ chuyên gia.

1. Hiểu về tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt một hoặc một số dưỡng chất cần thiết, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO, suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể gây ra biếng ăn, chậm tăng cân và thậm chí tử vong ở mức độ nặng.

Theo UNICEF, gần một nửa số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi là do suy dinh dưỡng và ở Việt Nam tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm 19.6 % (Theo kết quả của cuộc điều tra Tổng dinh dưỡng toàn quốc 2018-2020). Nhưng những con số biết nói này cũng nói lên những hậu quả của chế độ dinh dưỡng thếu khoa học.

Suy dinh dưỡng trẻ em do dinh dưỡng không cân đối
Suy dinh dưỡng trẻ em do dinh dưỡng không cân đối

2. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em

Các nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em bao gồm:

Dinh dưỡng không cân đối

  • Chế độ ăn không đa dạng, thiếu hụt một số dưỡng chất
  • Chế biến thức ăn không đúng, làm giảm hoặc biến đổi dinh dưỡng trong thức ăn
  • Trẻ không chịu ăn, lười ăn hoặc ăn không đủ
  • Không cung cấp đủ thức ăn

Một số bệnh lý giảm khả năng hấp thu dưỡng chất

  • Trẻ bị bệnh kéo dài hoặc mãn tính
  • Các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm dạ dày, viêm đại tràng, giardia, ký sinh trùng và các bệnh lý về chức năng hấp thu dinh dưỡng

Do điều kiện kinh tế gia đình

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở các hộ gia đình nghèo cao gấp 3 lần so với trẻ em các hộ gia đình khá giả hơn, nhất là các vùng dân tộc thiểu số như Tây Nguyên, Trung du và miền núi Phía Bắc. Thiếu điều kiện sống và vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và không được cung cấp đủ nhu cầu về dưỡng chất cho trẻ.

3. Triệu chứng nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của trẻ em suy dinh dưỡng:

Các triệu chứng về thể chất bên ngoài

  • Gầy gò, chậm tăng cân không đúng với độ tuổi
  • Móng tay yếu và dễ gãy, rụng tóc, da khô và sạm màu
  • Sưng mắt hoặc tay chân do thiết protein
  • Dễ bị các bệnh truyền nhiễm do hệ miễn dịch yếu
  • Thời gian hồi phục các chân thương lâu hơn bình thường

Các triệu chứng tâm lý và hành vi

  • Mệt mỏi, biếng ăn, xanh xao, khó thở
  • Chậm phát triển trí tuệ
  • Mất ngủ, thời gian ngủ không đều
Bảng theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ (theo WHO)
Bảng theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ (theo WHO)

4. Định hướng chăm sóc, giải pháp dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, ba mẹ cần chú ý đến chăm sóc tại gia đình như sau:

  • Tăng cường dinh dưỡng trong từng bữa ăn hằng ngày và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và cân bằng các chất.
    • Nếu trẻ biếng ăn thì có thể tăng số lần ăn trong ngày
    • Đa dạng thực đơn, các món trong cùng một bữa để kích thích bé ăn
    • Tăng cường các loại thức ăn giàu năng lượng
    • Sau bệnh, bố mẹ nên cho ăn tăng cường
    • Cho bé bú mẹ hoàn toàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú đến 2 tuổi và hơn thế nữa
  • Tạo môi trường cho trẻ học hỏi, rèn luyện và phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
  • Đưa trẻ đi khám định kỳ và điều trị nếu có bệnh lý đang ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lưu ý: Nếu trẻ có triệu chứng suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị chính xác.

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để phục hồi và phát triển toàn diện?

5. Phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em

Để phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em, mỗi gia đình, bố mẹ cần chủ động hơn trong chế độ dinh dưỡng cho bé:

  • Cung cấp đủ dưỡng chất hàng ngày: Đảm bảo trẻ ăn đủ các loại rau, củ, quả, ngũ cốc, đạm, béo và các khoáng chất.
  • Đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất trong quá trình phát truển của bé: bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu và duy trì sữa mẹ đến 2 tuổi. Cho bé ăn dặm ở tháng thứ 6 với đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất, đầy đủ các loại rau quả, ngũ cốc, đạm béo và các khoáng chất
  • Tương tác với bé trong các bữa ăn gia đình: Tạo không khí ăn uống vui vẻ và lạc quan, giúp trẻ yêu thích bữa ăn và muốn ăn cơm cùng bố mẹ
  • Đảm bảo đồ ăn cho bé luôn vệ sinh: Giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột, giúp trẻ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Ưu tiên các thực phẩm tươi, tránh bảo quản lâu ngày và hạn chế cho bé dùng các thực thẩm chế biến sẵn.
  • Rèn luyện thể chất hàng ngày: Đảm bảo trẻ có thời gian chơi và vận động thường xuyên giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường, duy trì sức khỏe và phát triển tự nhiên.
Để trẻ có thời gian chơi và vận động thường xuyên
Để trẻ có thời gian chơi và vận động thường xuyên

Kết luận

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ. Bố mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website Trung tâm VMC để cập nhật những thông tin hữu ích cho cả gia đình nhé

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Khóa học Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address