Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Các mức độ của Rối Loạn Phổ Tự Kỷ: Nhận biết để hỗ trợ hiệu quả

Nhận biết các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ
Chia sẻ

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, hội chứng rối loạn phổ tự kỷ nhận được nhiều sự quan tâm với tỷ lệ trẻ tự kỷ đang gia tăng đáng kể, cứ 100 trẻ sẽ có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi chứng tự kỷ. Việc đánh giá và xác định cụ thể về các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa ra các phương pháp can thiệp hiệu quả.

Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ còn gọi là Autism Spectrum Disorder (ASD) là chứng rối loạn phát triển lan tỏa ảnh hưởng 3 khía cạnh ngôn ngữ, hành vi và khả năng tương tác xã hội một cách lâu dài đến suốt cuộc đời.

Có 3 mức độ của rối loạn phổ tự kỷ được mô tả trong Cẩm nang chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần, phiên bản thứ 5 (DSM-5). Ba cấp độ này tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hệ thần kinh và mức độ cần hỗ trợ của họ trong cuộc sống hằng ngày.

 Ba cấp độ có thể là bàn đạp để hiểu hơn về người tự kỷ rằng họ có nhiều cách thể hiện khác nhau. Nó giúp các chuyên gia đưa ra các liệu pháp thích hợp để cải thiện tốt nhất các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và hành vi của họ.

>>> XEM CHI TIẾT: Tất tần tật những thông tin về Rối Loạn Phổ Tự Kỷ

Cấp độ 1: Yêu cầu sự hỗ trợ (Rối loạn phổ tự kỷ nhẹ)

ADS cấp độ 1 mô tả những người không cần nhiều sự hỗ trợ, có thể nói đây là rối loạn phổ tự kỷ nhẹ nhất trong các mức độ rối loạn phổ tự kỷ. Một người rối loạn phổ tự kỷ nhẹ đa phần vẫn có khả năng giao tiếp và giao tiếp bằng ánh mắt được nhưng có thể thấy khó khăn khi:

  • Bắt đầu một cuộc trò chuyện bao gồm cả bạn bè của họ
  • Trả lời như người khác mong đợi (họ không thể nói đúng vào thời điểm hay đọc hiểu được các tín hiệu xã hội hay cả ngôn ngữ cơ thể,…)
  • Duy trì hứng thú trong một cuộc trò chuyện kéo dài

Kết quả là những người rối loạn phổ tự kỷ nhẹ sẽ khó kết bạn nếu không có sự hỗ trợ phù hợp.

Ngoài ra, họ cũng có thể:

  • Cần phải tuân theo các mẫu hành vi cứng nhắc
  • Không thoải mái khi với các tình huống thay đổi đột ngột, hay một môi trường mới
  • Cần sự giúp đỡ về tổ chức và lập kế hoạch

Trung tâm VMC giới thiệu một số khóa học

Xây dựng và thực hiện kế hoạch can thiệp cá nhân cho trẻ rối loạn phát triển

Xây dựng mục tiêu can thiệp cá nhân cho trẻ rối loạn phát triển

Tuy những người có cấp độ này có “chức năng cao” nên có thể học tập, vui chơi và tham gia các hoạt động phù hợp đồ tuổi, nhưng chúng vẫn cần sự hỗ trợ đáng kể từ gia đình.

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ nhẹ vẫn có thể học tập và vui chơi phù hợp với lứa tuổi
Trẻ rối loạn phổ tự kỷ nhẹ vẫn có thể học tập và vui chơi phù hợp với lứa tuổi

Cấp độ 2: Yêu cầu hỗ trợ đáng kể (Rối loạn phổ tự kỷ trung bình)

Những người ở cấp độ 2 cần được hỗ trợ nhiều hơn những người mắc rối loạn phổ tự kỷ nhẹ ở cấp độ 1. Tuy vẫn có thể giao tiếp tốt bằng mắt với những người thân trong gia đình nhưng những rào cản xã hội làm họ khó khăn trong trong giao tiếp với người ngoài, những biểu hiện của họ như:

  • Lời nói tối nghĩa, không sắp xếp được từ trong câu, dùng từ không phù hợp hoàn cảnh
  • Nói những câu ngắn
  • Chỉ thảo luận về các chủ đề rất cụ thể
  • Khó khăn trong việc hiểu và sử dụng hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ

Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ trung bình cũng gặp những thách thức trong việc đối phó với sự thay đổi, họ thể hiện rõ sự mất tập trung hay khó chịu thậm chí là đau khổ khi phải chuyển từ hành động này sang hành động khác. Trẻ chỉ có những sở thích hạn hẹp, cố định và thường có những hành động lặp đi lặp lại.

Người bị rối loạn phổ tự kỷ trung bình ở mức độ 2 sẽ phải đối mặt với những khiếm khuyết đáng kể trong giao tiếp, tuy duy, cảm xúc và hành vi. Chính vì vậy, trẻ cần gia đình luôn phải bên cạnh hỗ trợ trong việc học tập và sinh hoạt.

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ trung bình có thể giao tiếp tốt bằng ánh mắt với người thân
Trẻ rối loạn phổ tự kỷ trung bình có thể giao tiếp tốt bằng ánh mắt với người thân

Cấp độ 3: Yêu cầu hỗ trợ rất đáng kể (Rối loạn phổ tự kỷ nặng)

So với các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ 1 và 2 thì mức độ 3 nghiêm trọng hơn rất nhiều. Chúng được xác định không thể giao tiếp bằng mắt, không giao tiếp được ới người ngoài và gần như không nói được.

Những biểu hiện của trẻ rối loạn phổ tự kỷ nặng sẽ rõ ràng hơn:

  • Không có nhu cầu, tránh và hạn chế tương tác với người khác
  • Thường chỉ nói những từ đơn rời rạc
  • Tương tác xã hội kém, không biết cách kết bạn
  • Luôn đắm chìm trong thế giới riêng

Họ luôn cảm thấy:

  • Khó khăn cực độ trong việc thay đổi các hoạt động hay những thói quen hàng ngày của họ
  • Phải tuân theo các mẫu hành vi lặp đi lặp lại đến mức nó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của chúng
  • Trải qua mức đau khổ cực độ nêu tình huống bắt họ phải đổi trọng tâm

Người rối loạn phổ tự kỷ nặng cần phải phụ thuộc vào người khác để giúp họ đối phó với cuộc sống hàng ngày, họ có thể phải dùng đến thuốc men và liệu pháp để có thể quản lý một cách tốt nhất.

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ nặng luôn chìm đắm vào thế giới riêng của mình
Trẻ rối loạn phổ tự kỷ nặng luôn chìm đắm vào thế giới riêng của mình

Hạn chế khi phân chia các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ

Việc phân chia thành các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ rất hữu ích để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như đưa các nhu cầu và phương pháp hỗ trợ hợp lý. Các dạng rối loạn phổ tự kỷ này chưa thực sự toàn diện và mang tính chủ quan.

Ví dụ, một số người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ nặng có thể cần được hỗ trợ tại trường nhưng họ lại có những biểu hiện tốt khi được quay về nhà. Hoặc có những người học tốt ở trường nhưng lại luôn cảm thấy khó chịu trong các tình huống xã hội ở các khía cạnh khác.

Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ có thể giúp nhận diện loại hỗ trợ tốt nhất cho người mắc bệnh. Tuy nhiên nó sẽ không dự đoán được hết các chi tiết trong hành vi và tính cách của người bệnh, chính vì vậy  cần phải được thiết lập riêng các liệu pháp phù hợp với từng người.

Các dạng rối loạn phổ tự kỷ này chưa thực sự toàn diện và mang tính chủ quan.
Các dạng rối loạn phổ tự kỷ này chưa thực sự toàn diện và mang tính chủ quan

Một số phương pháp thường được áp dụng cho bệnh rối loạn phổ tự kỷ

Nhìn chung, phương pháp dành cho các loại rối loạn phổ tự kỷ này đều là tập trung vào cải thiện kỹ năng giao tiếp và xã hội, giảm các hành vi lặp lại để tăng cường sự đôc lập cho trẻ:

  • Sử dụng các chương trình giáo dục đặc biệt như TEACCH hoặc SCERTS để cung cấp một môi trường học tập có cấu trúc, rõ ràng, và thân thiện .
  • Sử dụng các phương pháp trị liệu hành vi như ABA hoặc PRT để giảm các hành vi khó kiểm soát và gây phiền nhiễu, như quấy rối, giận dữ, hay tự gây tổn thương .
  • Sử dụng các phương tiện giao tiếp thay thế hoặc bổ sung như PECS hoặc AAC để giúp người bệnh giao tiếp với người khác một cách hiệu quả và ít bị hiểu lầm .
  • Sử dụng các phương pháp trị liệu nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật, hoặc khiêu vũ để giúp người bệnh giải tỏa cảm xúc, tăng cường sự hợp tác, và tạo niềm vui .
  • Sử dụng các loại thuốc như chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) hoặc chất ổn định tâm trạng để giảm các triệu chứng liên quan đến lo âu, trầm cảm, hay kích động. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần được theo dõi và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Các loại rối loạn phổ tự kỷ sẽ có các cách hỗ trợ phù hợp cho mỗi các nhân

Tổng kết

Hy vọng bài viết này sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quan về các mức độ của rối loạn phổ tự lỷ để có sự hỗ trợ can thiệp hiệu quả. Mong cho người bệnh có được sự hỗ trợ tốt để cải thiện chất lượng cuộc sống và triển vọng trong tương lai.

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address