Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ: Nhận biết và hỗ trợ kịp thời

Nhận biết triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ
Chia sẻ

Gần đây, số trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ ngày càng gia tăng khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng bởi ở những đứa trẻ bình thường cũng có một số biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ. Vậy hãy cùng Trung tâm VMC tìm hiểu rõ những triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ và cách hỗ trợ kịp thời cho trẻ nhé!

Tại sao phải hiểu rõ triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ?

Rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder - ADS) là một khuyết tật phát triển liên quan đến sự phát triển của não bộ xuất hiện từ trẻ nhỏ gây ảnh hưởng trong giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của trẻ.

Thuật ngữ “phổ” trong rối loạn phổ tự kỷ để đề cập đến các triệu chứng và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng khác nhau đến cuộc sống hàng ngày. Các biểu hiện trẻ rối loạn phổ tự kỷ bắt đầu trước 3 tuổi và có thể kéo dài suốt cuộc đời, nhưng cũng có trẻ không có các biểu hiện cho đến 24 tháng tuổi hoặc phát bình thường cho đến 18 đến 24 tháng tuổi sau đó ngừng đạt được kỹ năng mới hoặc mất các kỹ năng từng có.

Hiện nay, tỉ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ ở Việt Nam là khoảng 1/160 trẻ, cao hơn nhiều so với mức 1/500 trẻ vào năm 2007 còn trên thế giới, tỉ lệ này những năm gần đây tăng lên đáng kể đến 1/68 trẻ. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ bao gồm: di truyền, môi trường, sinh non, nhiễm trùng, thuốc…

Không phải đứa trẻ nào cứ “thích chơi một mình”, “chậm tập nói”, hay “có những hành vi lặp đi lặp lại” là có triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ. Bởi mỗi đứa trẻ có một quá trình phát triển riêng biệt nhưng nếu trẻ thật sự có những triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ mà không có biện pháp can thiệp sớm thì ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này.

Vì vậy, dấu hiện nhận biết rối loạn phổ tự kỷ rất quan trọng để bắt đầu các biện pháp hỗ trợ và giảm thiểu tác động tiêu cực của rối loạn đến cuộc sống hằng ngày của trẻ.

>>> XEM CHI TIẾT: Nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ

Tại sao phải hiểu rõ triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ?
Tại sao phải hiểu rõ triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ?

Các dấu hiệu và triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ

Kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội

Kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội luôn là thách thức đối với những người mắc rối loạn phổ tự kỷ. Những đặc điểm của trẻ rối loạn phổ tự kỷ trong giao tiếp xã hội và tương tác xã hội của trẻ thường có như:

  • Tránh hoặc không giao tiếp bằng mắt
  • Không có dấu hiệu trả lời khi được gọi tên khi 9 tháng tuổi
  • Không thể hiện cảm xúc nét mặt như vui, buồn, tức giận và ngạc nhiên khi 9 tháng tuổi
  • Không chơi các trò chơi tương tác đơn giản như đập tay theo nhịp khi được 12 tháng tuổi
  • Sử dụng ít hoặc không sử dụng cử chỉ khi 12 tháng tuổi (ví dụ: không vẫy tay chào tạm biệt)
  • Không chia sẻ sở thích với người khác khi được 15 tháng tuổi (ví dụ: cho bạn xem một đồ vật mà trẻ thích)
  • Không chỉ cho bạn thấy điều gì đó thú vị khi được 18 tháng tuổi
  • Không nhận thấy khi người khác bị tổn thương hoặc khó chịu khi được 24 tháng tuổi
  • Không chú ý đến những đứa trẻ khác và tham gia chơi cùng chúng khi được 36 tháng tuổi
  • Không giả vờ là một thứ gì khác, chẳng hạn như giáo viên hoặc công chúa, siêu anh hùng, trong khi chơi khi được 48 tháng tuổi
  • Không hát, nhảy hoặc diễn khi được 60 tháng tuổi
Tránh giao tiếp bằng mắt là biểu hiện trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Hành vi và sở thích bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại

Những đứa trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ luôn có những hành vi và sở thích bất thường không chỉ là vấn đề giao tiếp nữa. Các hành vi và sở thích luôn cố định không thay đổi hoặc lặp đi lặp lại này có thể kể đến như:

  • Khó chịu hoặc tức giận khi trật tự đồ chơi đã xếp bị thay đổi
  • Nói đi nói lại một từ hoặc một cụm từ
  • Luôn chơi đồ chơi đó theo cùng một cách trong mọi lúc
  • Chỉ những thay đổi nhỏ cũng khó chịu
  • Có những sở thích ám ảnh
  • Phải tuân theo các thói quen nhất định
  • Vỗ tay, đá người hay tự xoay tròn
  • Phản ứng bất thường đối với cách mọi thứ phát ra âm thanh, mùi vị, hình dáng hoặc cảm gi
Những thay đổi nhỏ cũng khiển trẻ khó chịu - triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ

Các đặc điểm khác

Hầu hết mỗi đứa trẻ sẽ có thêm những dấu hiệu nhận biết rối loạn phổ tự kỷ liên quan khác.

  • Kỹ năng ngôn ngữ bị trì hoãn
  • Kỹ năng vận động bị trì hoãn
  • Chậm nhận thức hoặc kỹ năng học tập
  • Hành vi hiếu động, bốc đồng và/hoặc thiếu chú ý
  • Động kinh hoặc rối loạn co giật
  • Thói quen ăn ngủ thất thường
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa (ví dụ, táo bón)
  • Tâm trạng bất thường hoặc phản ứng cảm xúc
  • Lo lắng, căng thẳng hoặc lo lắng quá mức
  • Thiếu sợ hãi hoặc sợ hãi nhiều hơn mong đợi
Triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ khác như kỹ năng vận động bị trì hoãn

Lưu ý: Trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể không có tất cả hoặc bất kỳ hành vi nào được liệt kê làm ví dụ ở trên đây.

Danh sách câu hỏi tự kiểm tra các biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ

M-CHAT-R là danh sách câu hỏi về biểu hiện của trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ là một công cụ sàng lọc 20 câu hỏi về hanh vi của trẻ từ 16 đến 30 tháng tuổi. Nó giúp phụ huynh có thể tự đánh giá con có khả năng bị rối loạn phổ tự kỷ hay không giúp trẻ sớm điều trị.

Những câu hỏi nhận diện sau:

  1. Nếu bạn chỉ vào thứ gì đó trong phòng, con bạn có nhìn vào thứ đó không? (Ví dụ, nếu bạn chỉ vào một món đồ chơi hoặc một con vật, con bạn có nhìn vào đồ chơi hoặc con vật đó không?)
  2. Bạn đã bao giờ tự hỏi có thể con bạn có thể bị điếc?
  3. Con bạn có chơi giả vờ hay giả vờ không? (Ví dụ giả vờ uống nước từ một chiếc cốc rỗng, giả vờ nói chuyện điện thoại, hoặc giả vờ cho búp bê hoặc thú nhồi bông ăn?)         
  4. Con bạn có thích trèo lên đồ vật không? (Ví dụ đồ nội thất, thiết bị sân chơi hoặc cầu thang)
  5. Con bạn có cử động ngón tay bất thường gần mắt không? (Ví dụ con bạn có ngọ nguậy ngón tay gần sát mắt của nó không?)
  6. Con bạn có chỉ bằng một ngón tay để yêu cầu điều gì đó hoặc để được giúp đỡ không? (Ví dụ chỉ vào đồ ăn nhẹ hoặc đồ chơi nằm ngoài tầm với)
  7. Con bạn có chỉ bằng một ngón tay để cho bạn thấy điều gì đó thú vị không? (Ví dụ chỉ vào một chiếc máy bay trên bầu trời hoặc một chiếc xe tải lớn trên đường)
  8. Con bạn có quan tâm đến những đứa trẻ khác không? (Ví dụ con bạn có quan sát những đứa trẻ khác, mỉm cười với chúng hay đi đến chỗ chúng không?)
  9. Con bạn có cho bạn xem đồ vật bằng cách đưa chúng cho bạn hoặc giơ chúng lên cho bạn xem — không phải để được giúp đỡ mà chỉ để chia sẻ? (Ví dụ cho bạn xem một bông hoa, một con thú nhồi bông hoặc một chiếc xe tải đồ chơi)
  10. Con bạn có phản ứng khi bạn gọi tên nó không? (Ví dụ , anh ấy hoặc cô ấy có nhìn lên, nói chuyện hoặc lảm nhảm, hoặc dừng lại những gì anh ấy hoặc cô ấy đang làm khi bạn gọi tên anh ấy hoặc cô ấy không?)
  11. Khi bạn cười với con bạn, nó có cười lại với bạn không?
  12. Con bạn có khó chịu bởi những tiếng ồn hàng ngày không? (Ví dụ con bạn có la hét hoặc khóc khi có tiếng ồn như tiếng máy hút bụi hoặc tiếng nhạc lớn không?)
  13. Con bạn có biết đi không?
  14. Con bạn có nhìn vào mắt bạn khi bạn nói chuyện với trẻ, chơi với trẻ hay mặc quần áo cho trẻ không?
  15. Con bạn có cố bắt chước những gì bạn làm không? (Ví dụ vẫy tay tạm biệt, vỗ tay hoặc tạo ra tiếng ồn vui nhộn khi bạn làm vậy)
  16. Nếu bạn quay đầu lại để nhìn thứ gì đó, con bạn có nhìn xung quanh để xem bạn đang nhìn thứ gì không?
  17. Con bạn có cố gắng bắt bạn phải quan sát chúng không? (Ví dụ con bạn có nhìn bạn để khen ngợi hay nói “xem này” hoặc “hãy nhìn con này” không?)
  18. Con bạn có hiểu khi bạn yêu cầu bé làm điều gì đó không? (Ví dụ nếu bạn không chỉ tay, con bạn có thể hiểu “hãy đặt cuốn sách lên ghế” hay “hãy mang chăn cho tôi” không?)
  19. Nếu có điều gì mới xảy ra, con bạn có nhìn vào mặt bạn để xem bạn cảm thấy thế nào về điều đó không? (Ví dụ nếu trẻ nghe thấy một tiếng động lạ hoặc vui nhộn, hoặc nhìn thấy một món đồ chơi mới, liệu trẻ có nhìn vào mặt bạn không?)
  20. Con bạn có thích các hoạt động vận động không? (Ví dụ bị đung đưa hoặc dội vào đầu gối của bạn)

Bạn có thể đọc rõ hơn bản hướng dẫn chi tiết bằng tiếng việt tại đây

Danh sách câu hỏi tự kiểm tra các biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ

Cách điều trị và hỗ trợ cho trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc điều trị và hỗ trợ tốt là “can thiệp sớm”. Nhận biết các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ sớm để can thiệp có thể giúp cải hiện các kỹ năng và khả năng của trẻ cũng như giảm các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội.

Một số phương pháp điều trị và hỗ trợ trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ

  • Can thiệp hành vi: Là phương pháp dựa trên các nguyên lý của tâm lý học hành vi, nhằm thay đổi các hành vi không mong muốn của trẻ bằng cách sử dụng các kỹ thuật như: khuyến khích, khen ngợi, thưởng phạt, mô hình hóa, bắt chước…
  • Can thiệp giáo dục: Là phương pháp dựa trên các nguyên lý của giáo dục đặc biệt, nhằm cải thiện các kỹ năng học tập và giáo dục của trẻ bằng cách sử dụng các kỹ thuật như: cá nhân hóa giáo án, tạo môi trường học tập thân thiện, tăng cường giao tiếp và tương tác xã hội, áp dụng công nghệ thông tin…
  • Can thiệp tâm lý: Là phương pháp dựa trên các nguyên lý của tâm lý học lâm sàng, nhằm giải quyết các vấn đề về tâm lý và cảm xúc của trẻ bằng cách sử dụng các kỹ thuật như: đàm thoại, chơi trò chơi, nghệ thuật, âm nhạc…
  • Can thiệp sinh học: Là phương pháp dựa trên các nguyên lý của y học, nhằm điều trị các vấn đề về sức khỏe của trẻ bằng cách sử dụng các biện pháp như: thuốc, chế độ ăn uống, chăm sóc sức khỏe…
Giáo dục đăc biệt giúp trẻ giảm các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ
Giáo dục đăc biệt giúp trẻ giảm các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ

Cách bố mẹ chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà

Bố mẹ và người thân trong gia đình luôn có vai trò quan trọng trong quá trình chữa trị, giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng của mình. Bạn có thể chú ý những điểm sau:

  • Tạo cho trẻ một môi trường an toàn, thoải mái và thân thiện.
  • Bảo vệ trẻ khỏi các nguy hiểm, tôn trọng sở thích và quyền riêng tư của trẻ, không ép buộc hay làm phiền trẻ kho nó không muốn
  • Giao tiếp với trẻ một cách rõ ràng, đơn giản và thân thiện
  • Hãy ôm chúng bằng tất cả sự bao dung, yêu thương, kiên nhẫn và chấp nhận nó
  • Khuyến khích và khen ngợi trẻ khi có một thành tựu hoặc hành động tích cực
  • Rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản và nâng cao phù hợp với trẻ
Bố mẹ luôn đóng vai trò quan trọng giúp trẻ giảm các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có được một cái nhìn tổng quan về “triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ” và có những kiến thức để giúp đỡ những đứa trẻ này. Bạn có thể vào Trung tâm VMC để cập nhật những tin tức sức khỏe mới nhất cho gia đình và một số khóa học như:

Hiểu về giao tiếp của trẻ rối loạn phát triển

Trẻ nói ngọng và biện pháp khắc phục hiệu quả

Thấu hiểu và hỗ trợ hành vi của trẻ rối loạn phát triển

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address