Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không?

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không
Chia sẻ

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ không chỉ gây ảnh hưởng đến việc học tập, làm việc mà còn ảnh hưởng đến cả tâm lý của trẻ. Các bậc phụ huynh thường không chắc chắn liệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không hay chúng lớn lên có bình thường không. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu ngay nhé!

Điều gì gây ra rối loạn ngôn ngữ?

Ngôn ngữ là phương tiện để chúng ta truyền đạt ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc của mình. Một người bị rối loạn ngôn ngữ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và tạo ra ngôn ngữ, họ khó có thể bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và nói chuyện với người khác cũng có thể gặp khó khăn trong việc hiểu được các từ được nghe và đọc.

>>>XEM CHI TIẾT TẠI: Tổng quan về rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Vậy điều gì gây ra rối loạn ngôn ngữ? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn ngôn ngữ bên cạnh đó cũng có một số tình trạng không xác định được nguyên nhân chính xác, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ hoặc rối loạn phát triển não khác
  • Trẻ gặp chấn thương sọ não hay có khối u não
  • Trẻ có Hội chứng Down, Hội chứng Fragile X, hoặc Bại não hoặc các dị tật bẩm sinh khác
  • Ảnh hưởng của việc sinh non, hay vấn đề trong quá trình mang thai và sinh nở
  • Tiền sử gia đình có người bị bệnh liên quan đến rối loạn ngôn ngữ

Dù không xác định được nguyên nhân hay xác định đúng nguyên nhân thì điều quan trọng hơn cả là sớm tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp với tình trạng trẻ rối loạn ngôn ngữ.

Điều gì gây ra rối loạn ngôn ngữ?

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không?

Rối loạn ngôn ngữ là được coi là một khuyết tật học tập nghiêm trọng và thường sẽ không tự cải thiện, nhưng có thể cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ thông qua các phương pháp trị liệu - đặc biệt là khi có thể Can thiệp sớm.

Khi được chẩn đoán rối loạn ngôn ngữ dù là trẻ em hay người lớn đều cảm thấy khó chịu và lo lắng. Bởi giao tiếp hay ngôn ngữ được nhiều người coi là kỹ năng quan trọng để có thể thành công trong cuộc sống, do đó họ cảm thấy lo lắng và sợ hãi có thể bị tụt lại phía sau, không thể giao tiếp thành công, không có mối quan hệ ý nghĩa.

Tuy nhiên, nếu con bạn hoặc người thân hoặc chính bản thân bạn đang gặp khó khăn với rối loạn ngôn ngữ mà đang lo lắng "rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không?" thì đừng lo lắng, thời gian với sự trị liệu tốt có thể tạo ra sự khác biệt kinh ngạc cho những ai đang nỗ lực khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ. Mặc dù nói trẻ con từ 2-5 tuổi nhận trị liệu có hiệu quả tốt nhất, nhưng bạn có thể bắt đầu càng sớm thì hiệu quả càng tốt.

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về trị liệu rối loạn ngôn ngữ hay rối loạn phát triển ở trẻ thì Trung tâm VMC sẽ giới thiệu một vài khóa học liên quan dưới đây:

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không?

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ phải làm sao?

Nếu bạn lo lắng về kỹ năng giao tiếp của con mình, không biết trẻ bị rối loạn ngôn ngữ phải làm sao, hãy thảo luận với bác sĩ để được đánh giá và trị liệu. Tất cả trẻ em bị rối loạn rối ngôn ngữ cũng nên kiểm tra thính giác.

Phương pháp trị liệu sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng trẻ, cũng như dựa vào nguyên nhân cơ bản gây ra rối loạn ngôn ngữ. Loại điểu trị ngôn ngữ phổ biến nhất là trị liệu ngôn ngữ, tập trung vào các bài tập để tạo sự quen thuộc với âm thanh và từ ngữ nhất định.

Ngoài ra, một số phương pháp có thể được đề xuất, phù thuộc vào các triệu chứng cũng như mức độ như:

  • Liệu pháp tương phản
  • Liệu pháp lựa chọn mục tiêu
  • Liệu pháp vận động miệng
  • Liệu pháp sử dụng theo ngữ cảnh
  • Thiết bị đeo tai (để phát lại phiên bản đã thay đổi của giọng nói của người đeo hoặc cung cấp âm thanh giúp kiểm soát chứng nói lắp)
  • Thuốc (để điều trị chứng lo âu do rối loạn ngôn ngữ, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng)
Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ phải làm sao?

Rối loạn ngôn ngữ có thể chữa được không?

Một số rối loạn ngôn ngữ có thể khỏi hoặc giảm dần theo thời gian, điều này đặc biệt đúng ở trẻ em. Tuy nhiên, có nhiều loại rối loạn ngôn ngữ khác có thể không bao giờ chữa khỏi và cần điều trị lâu dài hoặc suốt đời để kiểm soát được các triệu chứng.

Rối loạn ngôn ngữ có thể chữa được không?
Rối loạn ngôn ngữ có thể chữa được không?

Bố mẹ có thể giúp trẻ rối loạn ngôn ngữ như thế nào?

Bố mẹ chính là những người thầy quan trọng nhất trong những năm đầu đời, ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của trẻ, đặc biệt là trẻ rối loạn ngôn ngữ. Bởi trẻ em đã bắt đầu học các kỹ năng nói và ngôn ngữ bằng cách lắng nghe xung quanh trước khi chúng thực hành nói chuyện với người khác.

Bố mẹ có thể giúp trẻ rối loạn ngôn ngữ bằng cách tạo ra nhiều cơ hội để lắng nghe và trò chuyện với con. Từ những việc rất đơn giản như chỉ tay vào đồ vật, sự vật để gọi tên chúng, cho trẻ học thêm một từ mới.

Các hoạt động hằng ngày cũng rất quan trọng, việc chơi những trò chơi yêu thích, món đồ chơi bắt mắt là dễ tạo cơ hội trò chuyện và tương tác qua lại với con nhất. Từ đó, bố mẹ nên kiên nhẫn trò chuyện và lặp lại để con hình thành cách giao tiếp.

Nghe nhạc và hát các bài hát đồng giao có vần điệu cũng là một cách tuyệt vời để xây dựng kỹ năng nói và ngôn ngữ trong khi vui chơi với trẻ.

 Bó mẹ giúp trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ như thế nào?
Bố mẹ giúp trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ như thế nào?

Nếu đứa trẻ nhà bạn được chẩn đoán mắc rối loạn ngôn ngữ thì mong bạn có thể trò chuyện nhiều hơn với nó, bởi đó là những ánh sáng tích cực trong quá trình nỡ lực khắc phục rối loạn ngôn ngữ. Qua bài viết trên, mong bạn đã giải đáp được thắc mắc liệu "rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không" và có thể chia sẻ kiến thức này đến nhiều người hơn.

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
Form tư vấn
crosschevron-down

Add address