Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Thoái hóa khớp gối và cách tự trị liệu tại nhà

Thoái hóa khớp gối và cách tự trị liệu tại nhà
Chia sẻ

Mặc dù độ tuổi là yếu tố nguy cơ chính gây thoái hóa khớp gối nhưng hiện nay căn bệnh này lại gặp được ở rất nhiều người trẻ tuổi. Vậy do đâu mà thoái hóa khớp gối lại phổ biến như vậy, triệu chứng và cách trị liệu tại nhà như thế nào?

Thoái hóa khớp gối là gì

Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp đệm tự nhiện giữa các khớp - sụn - bị mòn đi. Khi điều này xảy ra, sụn không còn để thực hiện chức năng là bộ phận "giảm xóc" nữa, các khớp xương cọ xát với nhau dẫn đến đau, sưng, cứng khớp, giảm khả năng di chuyển và có thể hình thành các gai xương.

Thoái hóa khớp gối là loại thoái hóa phổ biến nhất, mặc dù hiện nay bệnh đã xảy ra ngay cả ở những người trẻ tuổi nhưng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp tăng lên sau tuổi 40. Theo số lượng thống kê ở Việt Nam thì 30% người trên 35 tuổi mắc bệnh thoái hóa này, trong đó thì phụ nữ có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp hơn là nam giới.

Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là gì?

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Thoái hoá xương khớp luôn là căn bệnh gắn liền với tuổi tác, bởi lớp sụn cũng sẽ bị bào mòn theo thời gian và khả năng phục hồi sụn cũng giảm dần. Nên hầu như tất cả mọi người cuối cùng cũng sẽ bị thoái hóa khớp ở một mức độ nào đó. Nhưng có một số nguy cơ đã làm tăng khả năng mắc thoái hóa khớp gối đáng kể ở độ tuổi sớm hơn.

  • Cân nặng: Đầu gối là nơi chịu áp lực của trọng lượng cơ thể lớn nhất. Một kg cân nặng tăng lên sẽ khiến đầu gối tặng thêm 3 - 4 kg trọng lượng cơ thể.
  • Di truyền: Các đột biến di truyền có thể khiến một người dễ mắc các bệnh về thoái hóa khớp gối hơn, nó cũng có thể do những bất thường di truyền về hình dạng của xương xung quanh khớp gối
  • Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới.
  • Chấn thương lặp đi lặp lại: Đây thường là kết quả của một số công việc thường ngày của người mắc bệnh. Một số nghề nghiệp nhất định gồm các họa động gây tổn thương cho khớp có thể kể đến như công nhân bốc vác, thợ hồ, những người hay quỳ, ngồi xổm hoặc nâng tạ nặng,...
  • Vận động viên điền kinh: Các vận động viên điền kinh như bống đá, quần vợt hoặc chạy đường dài thì nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn. Chính vì vậy các vận động viên cần cẩn thận tráng bị chấn thương và phải thường xuyên tập thể ducj để củng cố các khớp.
  • Các bệnh khác:  Những người bị viêm khớp dạng thấp , loại viêm khớp phổ biến thứ hai, cũng có nhiều khả năng bị thoái hóa xương khớp. Những người bị rối loạn chuyển hóa nhất định, chẳng hạn như quá tải sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa xương khớp cao hơn. 
Nguyên nhân nòa gây ra thoái hóa khớp gối

Triệu chứng của thoái hóa khớp gối

Đau là triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp gối. Đầu gối của bạn có thể bị đau khi bạn di chuyển hoặc thậm chí ngay cả khi bạn chỉ ngồi yên. Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác đi kèm như:

  • Cứng khớp gối, đặc biệt là khi mới đứng dậy hoặc ngồi trong một thời gian dài.
  • Đầu gối trông sưng lên hoặc có cảm giác sưng tấy.
  • Nghe thấy tiếng nứt hoặc tiếng mài khi di chuyển đầu gối.
  • Đầu gối có cảm giác lung lay, như thể nó có thể bị oằn xuống hoặc “bỏ ra”.
  • Đầu gối có thể bị bó cứng hoặc có cảm giác như bị kẹt.
Triệu chứng của thoái hóa khớp gối
Triệu chứng thường gặp của thoái hóa khớp gối

Trị liệu thoái hóa khớp gối

Việc điều trị thoái hóa khớp gối có thể bao gồm trị liệu không phẫu thuật, tiêm và phẫu thuật. Thông thường, người bệnh sẽ được trị liệu bằng phương pháp không phẫu thuật trước, nếu không hiệu quả mới được đề xuất phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật

  • Giảm cân: Nguyên nhân gây nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối là thừa cân, béo phì vì vậy việc giảm cân, ngay cả một lượng nhỏ cân nặng cũng giảm đáng kể các cơn đau đầu gối do thoái hóa khớp gối gây nên.
  • Bài tập trị liệu: Các bài tập vận động, giãn cơ, hay xoa bóp luôn là lựa chọn dầu đối với việc giúp khớp ổn định, linh họa hơn và đặc biệt là giảm đau.
  • Thuốc: Thuốc được dùng chủ yếu ở đây là thuốc giảm đau và thuốc chống viêm bao gồm cả các lựa chọn thuốc không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen natri. Tránh tình trạng dùng thuốc không kê đơn trong vòng 10 ngày mà không hỏi bác sĩ, bởi nó sẽ tăng nguy cơ tác dụng phụ.
  • Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic: Steroid là loại thuốc chống viêm rất mạnh, còn Axit hyaluronic thường có trong khớp hoạt động như một loại chất lỏng bôi trơn.
  • Các liệu pháp thay thế: Một số liệu pháp thay thế có thể kể như bấm huyệt, châm cứu, kem bôi có chứa capsaicin, hoặc chất bổ sung bao gồm glucosamine và chondroitin hoặc SAMe.
  • Vật lý trị liệu: Nếu bệnh nhân gặp khó khăn ngay cả trong các hoạt động hàng ngày thì vật lý trị liệu là liệu pháp an toàn mà rất có ích. Các nhà vật lý trị liệu dẽ giúp người bệnh cách tăng cương cơ bắp và làm cho khớp linh hoạt hơn, thực hiện các hoạt động thường ngày mà ít đau hơn.
Các phương pháp điều trị thoái khớp gối không phẫu thuật

Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật

Khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật thì tùy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp như:

  • Ghép sụn
  • Phẫu thuật cắt xương đầu gối
  • Thay thế một phần đầu gối
  • Thay toàn bộ đầu gối

Cách chăm sóc bản thân khi bị thoái hóa khớp gối tại nhà

Nếu bạn bị thoái hóa khớp gối và cảm thấy khó chịu khi phải mang cơn đau ở gối mà không thể làm việc hay sinh hoạt như thưòng ngày thì một số điều sau đay có thể giúp bạn cải thiện được triệu chứng của mình:

  • Chườm đá lạnh hoặc chườm nóng giúp giảm đau, cứng và sưng tấy.
  • Tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe hoặc đi bộ giúp cho khớp gối linh hoạt hơn.
  • Sử dụng miếng nẹp đầu gối hoặc thêm miếng đệm chống sốc vào giày để giảm áp lực lên đầu gối.
  • Giảm cân hoặc duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng là cách giảm căng thẳng cho đầu gối.
Cách chăm sóc bản thân khi bị thoái hóa khớp gối tại nhà
Cách chăm sóc bản thân khi bị thoái hóa khớp gối tại nhà

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về thoái hóa khớp gối cũng như các phương pháp điều trị và cách tự chăm sóc tại nhà. Đừng quên vào Trung tâm VMC để cập nhật thêm những kiến thức liên quan đến thoái hóa khớp gối cũng như cách chăm sóc bản thân và gia đình nhé!

Bài mới nhất

Đăng kí đơn giản

Chỉ mất 5 phút để bắt đầu học

Chỉ cần lựa chọn các khóa học phù hợp, thêm vào giỏ hàng và thanh toán là bạn đã có thể học ngay
Xem hướng dẫn

Tư vấn miễn phí

Bạn đang có câu hỏi, thắc mắc? Để lại thông tin và nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi
crosschevron-down

Add address